Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa thơ lục bát của tản đà và thơ lục bát của văn học dân gian (2) (Trang 38 - 42)

Bản chất ngân hàng là nhà trung gian tài chính. Ngân hàng sẽ đi vay của nền kinh tế để tạo nguồn vốn cho vay và cung cấp các dịch vụ và kiếm lời bằng kinh doanh chênh lệch kỳ hạn lãi suất. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn nền kinh tế. Ngân hàng không huy động được vốn

thì toàn nền kinh tế sẽ thiếu vốn. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay

đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Bảng 2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ACB CẦN THƠ TỪ 2007 ĐẾN HẾT THÁNG 6/2010

ĐVT: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2010 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của các TCKT 20.599 36.586 199.167 60.326 15.987 77,61 162.581 444,38 - Không kỳ hạn 16.535 18.076 43.325 38.961 1.541 9,32 25.249 139,68 - Có kỳ hạn 4.064 18.510 155.842 21.275 14.446 355,46 137.332 741,93

Tiền gửi tiết kiệm 397.971 512.595 795.955 784.871 114.624 28,80 283.360 55,28

- Không kỳ hạn 39.479 23.895 62.548 54.671 (15.584) (39,47) 38.653 162,76 - Có kỳ hạn 358.492 488.700 733.407 730.200 130.208 36,32 244.707 33,36

Tiền gửi của các TCTD 10.550 4.915 37.128 29.919 (5.635) (53,41) 32.213 655,4

Tổng vốn huy dộng 429.120 554.096 1.032.290 875.926 124.976 29,12 478.194 46,32

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 27 SVTH: Phạm Trà Tua

Đối với ACB Cần Thơ, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện

pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT trên địa bàn nhằm tạo

nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Vì vậy, công tác huy động vốn của Ngân hàng những năm qua đã đạt được kết quả khả quan.

Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng qua ba năm 2007 – 2009 tăng đều: năm 2008 tăng hơn 29% so với năm 2007, năm 2009 tăng hơn 46% so với năm 2008.

Ngoài ra, sự tăng trưởng ở từng cơ cấu huy động vốn chưa ổn định. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng. Cụ thể chúng ta đi vào phân tích sự biến động thông qua sự biến động

của các khoản mục nhỏ của vốn huy động.

Bảng 3 CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG 2007 – 6T/2010

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 6 tháng 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi của các TCKT 20.599 4,80 36.586 6,60 199.167 19,3 60.326 6,88

Tiền gửi tiết kiệm 397.971 92,74 512.595 92,51 795.955 77,1 784.871 89,70

Tiền gửi của các TCTD 10.550 2,46 4.915 0,89 37.128 3,6 29.919 3,42

Tổng vốn huy dộng 429.120 100 554.096 100 1.032.290 100 875.926 100

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

SVTH: Phạm Trà Tua

28

Ta thấy cơ cấu vốn huy động của ACB Cần Thơ đạt sự ổn định tương đối. Sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn vốn huy động có xảy ra nhưng cơ cấu thay đổi không mang tính đột biến.

* Về tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT):

Tiền gửi của các TCKT tại Ngân hàng qua gần 4 năm tăng trưởng không ổn định và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

Năm 2007 chiếm 4,8% , sang năm 2008 tăng lên đạt mức 6,6%. Qua năm

2009 lại tăng độc biến lên mức 19,3% rồi lại giảm xuống mức 6,88% khi kết thúc sáu tháng đầu năm 2010. Ngoài ra, bản thân nội tại của cơ cấu tiền gửi

TCKT cũng không có cấu trúc ổn định. Trong cơ cấu tiền gửi của các TCKT

thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, chiếm hơn 80% trong tổng tiền

gửi của các TCKT trong năm 2007. Sang năm 2008 có khác biệt lớn khi cơ

cấu tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn gần như chiếm tỷ trọng 50-50. Tổng lượng tiền gửi của TCKT trong năm 2008 tăng 350% so với năm 2007.

Nguyên nhân do các doanh nghiệp đã rất tranh thủ thời cơ lãi suất tăng cao từ

việc các ngân hàng chạy đua huy động vốn trong cơn khủng hoảng năm 2008

để kiếm lời từ lượng tiền nhàn rổi của mình. Điều này cũng khiến chi phí huy động từ loại hình này tăng lên đáng kể, gây bất lợi cho ngân hàng. Đặc biệt, trong năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn của TCKT chiếm lên đến 78% trong tổng

tiền gửi của TCKT và tổng lượng tiền gửi TCKT tăng đến 742% so với năm

2008. Sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2009 Chính phủ thực

hiện gói hỗ trợ lãi suất để kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế. Vì vậy, các

doanh nghiệp đua nhau đem nguồn vốn lưu động mình đi gửi ngân hàng. Sau

đó, thực hiện vay vốn bổ sung vốn kinh doanh để được hỗ trợ lãi suất. Bằng động tác trên, các doanh nghiệp ở trong tình trạng “bất chiến tự nhiên thành”

hưởng được 4% lãi suất ưu đãi từ chính phủ. Tuy nhiên, sang năm 2010 gói

kích thích kinh tế ngắn hạn chấm dứt các doanh nghiệp phải rút vốn khỏi ngân hàng để phục vụ kinh doanh làm cho tiền gửi của TCKT giảm xuống rất nhanh

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

SVTH: Phạm Trà Tua

29

Nhìn chung, nguồn vốn từ các TCKT là nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động với chi phí thấp nhưng ngân hàng đã không phát triển tốt được kênh

huy động này do chi phí giao dịch qua tài khoản tiền gửi khá cao so với các

ngân hàng khác. Và hầu như sự gia tăng của số dư huy động của TCKT là kết

quả của yếu tố khách quan mang tính ngắn hạn nhiều hơn là sự hấp dẫn từ

phía ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu cải tiến thủ tục và điều

chỉnh mức phí cho phù hợp để thu hút các doanh nghiệp giao dịch nhiều hơn

và giảm chi phí huy động vốn cho ngân hàng. * Về tiền gửi tiết kiệm:

Đây là nguồn tiền dồi dào nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng và là nguồn vốn ổn định có mức tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

trong tổng vốn huy động của ngân hàng: năm 2007: 92,74% và năm 2008: 92,51%, năm 2009: 77,1%, 6 tháng năm 2010: 89,7%.

Xét về tốc độ tăng trưởng của hình thức huy động này cũng khá tốt. Nếu

loại trừ số dư của năm 2010 (vì đây mới là số liệu sáu tháng nên chưa thể đánh giá chính xác được) thì năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng 28,88% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 55,28% so với năm 2008.

Do năm 2008 điều hành lãi suất cơ bản của NHNN theo hướng tăng cao và thay đổi liên tục buộc các NHTM phải tăng lãi suất rất cao, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng để đảm bảo thanh khoản và tránh rủi ro lãi suất nếu như NHNN hạ lãi suất cơ bản trong tương lai. Điều này lý giải sự gia tăng đột

biến của lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2008, tăng rất mạnh và đỉnh điểm có lúc lên đến 20% năm. Mức lãi suất cao này chỉ có các ngân

hàng nhỏ có tiềm lực yếu bị thiếu hụt thanh khoản áp dụng nhưng đã làm cho lượng tiền gửi của dân cư dịch chuyển từ các ngân hàng lớn sang. Trong bối

cảnh đó, ACB cần Thơ vẫn giữ được mức tăng huy động như trên là điều

chứng tỏ sức mạnh của ngân hàng này trong bối cảnh khủng hoảng thanh

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

SVTH: Phạm Trà Tua

30

Đạt được lượng tiền gửi từ dân cư cao như vậy là do ACB Cần Thơ đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thương trường. Đây là yếu tố quan trọng để

ACB Cần Thơ có thể tiếp tục hoạt động bền vững trong lĩnh vực kinh doanh

tiền tệ.

Tuy nhiên, các Ngân hàng cũng cần lưu ý đến chi phí huy động ở hình thức

tiết kiệm và cần tăng vốn huy động thông qua các dịch vụ tài khoản thanh toán

của các cá nhân và tổ chức, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

* Về tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD):

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy huy động từ nguồn vốn này là khá khiêm tốn so với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của TCKT, nhưng đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động và đa dạng hóa các hình thức huy động

vốn của Ngân hàng.

Lãi suất huy động của hình thức này trong những năm gần đây tăng lên,

các TCTD đã tận dụng yếu tố này gửi tiền vào ngân hàng. Một mặt đáp ứng

nhu cầu thanh toán, mặt khác các TCTD này có thể gửi vốn tạm thời vào ngân

hàng để hưởng lãi.

Tóm lại, tình hình huy động vốn qua gần 4 năm 2007-2010 của ACB Cần Thơ nhìn chung vẫn đạt hiệu quả. Có được những kết quả trên là do Ngân hàng có chính sách lãi suất huy động khá linh hoạt cùng với những chương

trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng với các sản phẩm tiền gửi, đa

dạng hóa các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn dễ dàng. Ngoài ra,

chính đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và chuyên nghiệp đã phần nào tạo sự thoải mái và sự tin cậy cho khách hàng khi đến giao dịch với ACB Cần Thơ. Tuy nhiên, trong những tháng còn lại, Ngân hàng cần phải tích cực tăng cường các giải pháp đồng bộ để cải thiện tình hình số dư huy động đang có xu hướng giảm xuống trong năm 2010.

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa thơ lục bát của tản đà và thơ lục bát của văn học dân gian (2) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)