Việc đánh giá thu nhập của ngân hàng không chỉ dựa vào phân tích cơ
cấu thu nhập của ngân hàng, một chỉ tiêu quan trọng mà nhà quản trị không
thể bỏ qua đó là xác định lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng và được thể
hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 7 LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009
Thu nhập từ hoạt động tín dụng và gửi
TCTD 44.766 99.349 118.605
Thu nhập từ bán vốn cho Hội sở (sau khi
trừ chi phí mua vốn) 0 0 9.388
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 43 SVTH: Phạm Trà Tua
Tổng tài sản sinh lời bình quân 414.200 664.351 909.279
Lãi suất bình quân đầu ra (%/năm) 10,808 14,954 14,076
Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy lãi suất bình quân đầu ra năm 2008 có biến động lớn
về lãi suất, đặc biệt lãi suất cho vay. Chính các chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN thông qua tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu
nhằm thu hút lượng tiền trong nền kinh tế về để kềm chế lạm phát đã kéo lãi suất cho
vay cao nhất lên tới 21%/năm. Từ đó, kéo theo thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng
lên rất nhiều, làm cho lãi suất bình quân đầu ra tăng cao so với năm 2007. Năm 2009
tình hình lãi suất cho vay đã hết căng thẳng, lãi suất cho vay từ mức cao nhất 21% năm trong năm 2008 đột ngột giảm xuống xoay quanh mức 10,5-12%/năm. Tuy vậy,
ta thấy lãi suất bình quân đầu ra của ACB Cần Thơ chỉ giảm nhẹ so với năm 2008.
Nguyên nhân là do: thứ nhất, năm 2009 chi nhánh có được khoảng chênh lệch dương giữa thu từ việc bán vốn so với chi mua vốn của Hội sở. Thứ hai, như phân
tích ở phần phân tích tín dụng, năm 2009 là năm có doanh số cho vay tăng rất cao,
vòng quay tín dụng đã tăng lên hơn 12 vòng/năm, cộng với chi nhánh có được danh
mục cho vay lãi suất thỏa thuận khá lớn. Từ các yếu tố đó đã giữ cho lãi suất bình
quân đầu ra của chi nhánh vẫn ở mức gần như tương năm 2008.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Ph44 ạm Trà Tua
4.2.2.Phân tích tình hình chi phí