7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung của tạo động lực lao động cho đội ngũ nhân viên kinh doanh
doanh
1.3.1. Xác định nhu cầu của đội ngũ nhân viên kinh doanh
Nhu cầu của con ngƣời luôn thay đổi. Khi một nhu cầu nào đó đƣợc thỏa mãn thì nó không còn tạo ra động lực nữa, mà nó sẽ phát sinh ra nhu cầu khác và đó sẽ là động lực thúc đẩy con ngƣời hành động. Hành vi làm việc của ngƣời lao động cũng để nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân nhƣ có cuộc sống đảm bảo với mức lƣơng cao, có cơ hội thăng tiến, đƣợc ngƣời khác tôn trọng,... Vì vậy, để tạo động lực cho ngƣời lao động hăng say làm việc trƣớc tiên phải xác định đƣợc nhu cầu, mong muốn của ngƣời lao động đối với công việc là gì, đặc biệt là phải xác định đƣợc nhu cầu nào đang là ƣu tiên hàng đầu
của ngƣời lao động để từ đó có những biện pháp thỏa mãn nhu cầu đó một cách phù hợp.
Hiểu đƣợc nhu cầu của ngƣời lao động là yếu tố quan trọng giúp cho tổ chức có chính sách gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tƣ của ngƣời lao động. Do đó, để tạo động lực một cách hiệu quả thì cần phải xác định xem trong số các nhu cầu của ngƣời lao động nhu cầu nào đang là cấp thiết nhất và sau đó phải phân loại nhu cầu theo từng nhóm đối tƣợng nhƣ nhu cầu của lao động quản lý, nhu cầu của công nhân, nhu cầu của lao động nam, lao động nữ,...
Đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh, với những đặc điểm riêng của mình, hệ thống nhu cầu của đội ngũ này cũng có sự khác biệt so với những công việc khác. Thực tế hiện nay cho thấy, trong một công ty dịch vụ, đội ngũ nhân viên kinh thƣờng có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất công ty. Có rất nhiều nguyên nhân của vấn đề trên, tuy nhiên, không thể không nhắc tới là do vấn đề về nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu cho đội ngũ này của tổ chức. Vì vậy, vấn đề xác định và đáp ứng nhu cầu đối với đội ngũ này cần nhanh và liên tục rà soát, thay đổi bổ sung nhu cầu.