Các nghiên cứu về phát triển dulịch theo hướng hội nhập

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 35 - 37)

Nghiên cứu của Phạm Hải Yến (2013), “Nang lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời k hội nhập”, đã nêu lên thực trạng năng lực

27

cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kể từ khi gia nhập tổ chức thuong mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã đạt đuợc những kết quả rất ấn tuợng, thể hiện qua việc gia tăng nhanh chóng về số luợng khách đi du lịch nội địa và khách quốc tế đến Vi t Nam cũng nhu sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp du lịch trên thị truờng. Việt Nam gia nhạp WTO đã mở ra những co hội rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị truờng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những đối thủ lớn (các công ty xuyen quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị truờng quốc tế với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thuong mại và luật pháp). Nghiên cứu đã chỉ ra khả nang cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hon so với các nuớc trong khu vực nhu: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Qua đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo thứ tự uu tien: (1) Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, van hóa, luật pháp... cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và nguời lao động trong doanh nghiệp; (2) Sản phẩm của doanh nghiệp: Cần tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú mang thuong hiệu của các doanh nghiệp nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung; (3) Các doanh nghiệp cần đầu tu mạnh mẽ, áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến; (4) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thuong mại, quảng cáo và tuyên truyền: Hiện nay, quảng cáo là kênh kết nối doanh nghiệp và khách hàng hiệu quả nhất; (5) Mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa co cấu vốn để không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng (Phạm Hải Yến, 2013).

28

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)