Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 68 - 72)

a) Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của ba tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng

60

Để phát triển du lịch cần hiểu ngành kinh tế này mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; tạo ra sự liên kết trong phát triển, lan tỏa về du lịch giữa các địa phương là tất yếu. Nội dung này đề cập đến kinh nghiệm liên kết phát triển du lịch giữa 3 tỉnh Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam của Việt Nam. Để tăng cường khai thác hiệu quả thế mạnh tiềm năng du lịch miền Trung, Sở du lịch Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch vào tháng 12/2006. Theo đó, 3 địa phương sẽ phối hợp, hỗ trợ nhau chặt chẽ thông qua nhiều chương trình lễ hội, xây dựng sản phẩm du lịch… nâng tầm chuyên nghiệp hoạt động du lịch hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Qua hơn 10 năm triển khai liên kết mang lại hiệu quả cao, khai thác tốt lợi thế của 3 địa phương trong phát triển du lịch thể hiện trong những bước phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh. Việc liên kết hợp tác góp phần khai thác, thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững; hợp tác xây dựng những sản phẩm, chương trình du lịch đặc trưng, hấp dẫn, phong phú có chất lượng cao, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cũng như xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch liên tỉnh. Trong giai đoạn 2006 - 2018, tổng khách du lịch đến 3 tỉnh gia tăng, từ đó dẫn đến doanh thu ngành du lịch cũng gia tăng liên tục qua các năm.

Bảng 3.14. Tổng khách du lịch và thu nhập từ du lịch

TP. Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2018

Tỉnh 2010 2014 2018 Khách du lịch Thu nhập từdu lịch (tỷ đồng) Khách du lịch Thu nhập từdu lịch (tỷ đồng) Khách du lịch Thu nhập từ du lịch (Tỷ đồng) Đà Nẵng 1.770.000 1.239 3.800.000 9.740 4.799.000 1.8700 Quảng Nam 2.400.000 920 3.625.000 2.161 6.500.000 4.700 T. Thiên Huế 1.500.000 1.464 1.840.000 1.500 4.250.000 4.400

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế 2010, 2014, 2018, Cục thống kê Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế

61

Để đạt được thành tựu liên kết phát triển du lịch trong thời gian qua, một số giải pháp được thực hiện như sau:

Thứ nhất, Đà Nẵng - Quảng Nam - Huế đã tiến hành liên kết quảng bá du lịch thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác, kết nối các chương trình phát triển du lịch, dịch vụ, xúc tiến thương mại các địa phương; hợp tác phát triển thương mại trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây; kiểm soát quản lý thị trường; thực hiện Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch gắn kết giữa 3 địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế. Nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng như làng nghề thủ công truyền thống tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên Huế), đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), dệt thổ cẩm của người Cơ tu (Quảng Nam)…Về lễ hội cấp quốc gia, Đà Nẵng đã “độc quyền” Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế. Huế luân phiên tổ chức Festival và Festival Làng nghề, Quảng Nam với Chương trình Hành trình di sản được tổ chức hiệu quả, có sự liên kết phát triển sản phẩm du lịch. Xây dựng các chương trình đặc thù kết nối 3 địa phương theo xu hướng “một chuyến đi, nhiều điểm đến” thông qua đường bộ và đường hàng không.

Thứ hai, phối hợp hỗ trợ trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch, trong lĩnh vực giáo dục, Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh của tỉnh mình có nguyện vọng được vào học các trường thuộc 3 tỉnh. Phối hợp đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ, sư phạm và y khoa; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cộng tác, đồng thuận trong liên kết Vùng duyên hải miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thứ ba, thường xuyên trao đổi thông tin hướng đến thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững. Hiện nay các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội đã cùng nhau ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, các nội dung hợp tác bao gồm lĩnh vực quản lý Nhà nước các địa phương tạo điều kiện cho nhau tham gia các hoạt động sự kiện du lịch bằng các chính sách ưu đãi cụ thể, hằng năm thông báo về kế hoạch tổ

62

chức các hoạt động sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch ở mỗi địa phương. Đối với những thông tin vướng mắc phát sinh liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm hành chính, tình hình buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại… thường xuyên được trao đổi giữa các địa phương. Phối hợp tuyên truyền, quảng bá văn hóa, du lịch Huế tại Đà Nẵng và văn hóa, du lịch Đà Nẵng tại Huế.

b). Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của Hải Phòng và Quảng Ninh

Hai tỉnh này có dân số khoảng 3,8 triệu người vào năm 2018. Mỗi địa phương có lợi thế du lịch nổi bật, có thể phối hợp với nhau để thúc đẩy phát triển du lịch…

Hải Phòng có Đồ Sơn, có sân bay Cát Bi, có rất nhiều di tích lịch sử về các cuộc chiến tranh bảo vệ Quốc gia với các thế lực phong kiến Phía Bắc và đế quốc Mỹ trong thời k chiến tranh phá hoại. Hải phòng đã xây dựng thêm khu di tích Bạch Đằng Giang nơi có cụm tượng đài các anh hùng chống ngoại xâm từ Phía Bắc, phát triển khu du lịch Hòn Dấu với cụm Resort đ p, hiện đại được tôn vinh là thiên đường của nghỉ dư ng.

Quảng Ninh có sân bay Vân Đồn, cảng biển Cái Lân, có di tích Yên Tử nổi tiếng, có bãi cọc Yên Giang chiến thắng quân Nguyên, gần đây đã xây dựng nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch tại Yên Tử, có tổ hợp vui chơi Sun World Hạ Long Park.

Hai tỉnh đã đón tiếp lượng lớn khách du lịch quốc tế như đã nêu ở phần lý do chọn đề tài và thu hút khách du lịch nội địa khá thành công nhờ đã biết tổ chức liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch khá tốt và bước đầu đem lại kết quả khá lớn. Bởi vì:

- Hải Phòng kết nối nhanh với Quảng Ninh bởi hệ thống đường ven biển cao tốc nhờ đó mà liên kết phát triển du lịch phát triển mạnh.

- Hai tỉnh đều đã có Chương trình liên kết phát triển du lịch rất cụ thể để phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long (của Quảng Ninh) và Đảo Cát Bà của Hải Phòng.

- Mỗi tỉnh đã tổ chức năm du lịch với các hình thức nghệ thuật, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vô cùng ấn tượng.

63 sản phẩm du lịch của Thủ đô.

Đó có thể coi là những bài học rút ra từ hai địa phương này cho Phú Thọ trong việc phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)