Thứ nhất, mặc dù Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, đa dạng và phong phú, nhưng sản phẩm du lịch của ta còn ngh o, đơn điệu. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa phải là điểm đến hấp dẫn của du khách nước ngoài, đặc biệt là các du khách cao cấp.
Thứ hai, công tác quảng bá, xúc tiến còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa có sự dẫn dắt của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh đó nguồn tài chính eo h p nên quảng bá, xúc tiến chưa căn cứ vào thị trường, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự kết nối đồng bộ trong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch với các sự kiện, hình ảnh mang tính quốc tế… Việc định vị điểm đến còn lúng túng, phần nhiều tự phát, không có quy hoạch phát triển cụ thể. Báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ
119
hành ở Việt Nam năm 2017” của Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) cho thấy: Tổng đóng góp của ngành Du lịch và Lữ hành Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tỷ trọng GDP. Trong khu vực ASEAN chỉ xếp trên Brunei, Myanmar và Indonesia. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của Việt Nam chỉ chiếm 4,5% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP và tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của các nước như: Campuchia 28,3% và 26,5%; Lào là 14,2% và 23,1%; Myanmar là 6,6% và 26,4%.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam còn thấp so với các quốc gia trong khu vực Asean. Theo đánh giá của Tổ chức Bloom Counsulting về xếp hạng thương hiệu du lịch và thương mại trên thế giới năm 2019, thương hiệu du lịch Việt Nam vẫn xếp hạng khá khiêm tốn, còn cách khá xa so với một số quốc gia trong cùng khu vực. Việt Nam được xếp hạng 47, đứng sau một số quốc gia như Thái Lan (thứ 2 thế giới/dẫn đầu về thương hiệu tại châu Á), Singapore (thứ 5 thế giới/thứ 3 châu Á), Malaysia (thứ 23 thế giới/thứ 9 châu Á), Indonesia (thứ 35 thế giới/thứ 11 châu Á), Philipines (thứ 40 thế giới/thứ 12 châu Á) và Việt nam chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam có lợi thế về giá; tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên văn hóa; nguồn nhân lực, được xếp hạng từ 30 - 37/136. Một số chỉ tiêu về vệ sinh, y tế; Công nghệ thông tin; chế độ ưu tiên về du lịch; tính bền vững môi trường; dịch vụ du lịch bị đánh giá thấp, có chỉ số từ 80 - 129/136.
Thứ tư, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 84%, bên cạnh đó là sự rời rạc, không có liên kết với nhau cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền còn mang tính hình thức, do vậy sẽ rất khó để vươn ra thị trường du lịch quốc tế. Cùng với đó, việc giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, tệ nạn xã hội, mất an ninh, an toàn ở các thành phố lớn và vấn đề an toàn thực phẩm, chưa được đặt vị trí kiểm soát đúng nghĩa. Do vậy, Chính phủ một số nước như: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Thụy Sỹ… đưa những vấn nạn này vào khuyến cáo cho công dân khi đi du lịch Việt Nam. Điều đó làm cho hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, hiền hòa, mến khách mất dần giá trị, khi mà nhiều năm ta đã tạo dựng được các giá trị đó.
120
Thứ năm, đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp của ta vừa thiếu, lại vừa yếu, trình độ ngoại ngữ các thị trường mục tiêu vẫn hạn chế. Chính sách quốc gia để du lịch phát triển theo đúng nghĩa ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường chưa rõ nét. Cùng với đó nguồn nhân lực còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Trình độ ngoại ngữ, kiến thức về văn hóa, lịch sử, kiến thức cuộc sống, cũng như khả năng đối ngoại… Thiếu đội ngũ doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu, có bản lĩnh, sáng tạo, tự tin. Trên hết, du lịch Việt Nam còn thiếu vai trò của một “nhạc trưởng” dẫn dắt toàn ngành đi vào thế giới hội nhập.
Thứ sáu, từ đầu năm đến nay, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh tại cơ sở lưu trú giảm từ 20% đến 50% so với cùng k năm 2019. Lượng khách tới các điểm đến quan trọng… giảm khoảng 20% - 50%. Tình hình dịch bệnh tới nay chưa được kiểm soát, trong khi đó hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động du lịch đang nguy cơ phá sản, hướng dẫn viên thất nghiệp, cơ sở du lịch, dịch vụ ăn uống, vui chơi gải trí đóng cửa và dừng hoạt động. Thêm vào đó là cạnh tranh gay gắt giữa các nuớc phát triển du lịch. Nhiều đối thủ cạnh tranh có chiến luợc cạnh tranh và marketing điểm đến hoàn thi n. Vì vậy ngành du lịch việt Nam nói chung và du lịch tỉnh phú Thọ nói riêng đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thứ trong thời gian tới.