Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 65 - 67)

Singapore là quốc đảo nhỏ với diện tích 710 km2 nhưng có tới 5,2 triệu dân sinh sống và làm việc. Mặc dù là quốc gia có tài nguyên hạn chế nhưng đã biết tận dụng triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn nhân lực để đạt được những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Trong các thành công của Singapore phải kể đến sự thành công của ngành du lịch - đây được xem là ngành nổi bật nhất trong nền kinh tế của Singapore. Một số thành tựu đạt được của ngành du lịch theo hướng bền vững như sau:

Singapore đã cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, đa dạng các sản phẩm du lịch … Năm 2015, đã đầu tư 2 tỷ đô la Singapore cho Quỹ Phát triển du lịch, đón khoảng 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế và đạt khoảng 30 tỷ đô la Singapore. Riêng năm 2018, lượng du khách đến với Singapore đạt tới 18,5 triệu lượt (tăng 6,2% so với năm 2017), với mức doanh thu lên tới 27,1 tỷ đô la Singapore (Số liệu thống kê Tổng cục Du lịch Singapore). Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao lên đến 90.531 USD, đứng thứ 3 trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí tài chính uy tín Global Finance Magazine (Dữ liệu cập nhật bởi quỹ tiền tệ thế giới IMF). Nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo rất chuyên nghiệp, có trình độ cao, lòng yêu nghề và sự nghiêm túc trong công việc thúc đẩy việc thu hút nhiều khách du lịch. Người dân có ý thức cao trong việc chấp hành luật lệ giao thông, ở đây hầu như không có ăn xin hay ch o kéo khách du lịch, điều này được khách du lịch hài lòng và đánh giá cao.

Singapore đi theo chiến lược phát triển du lịch bền vững vì vậy vấn đề môi trường được quy định nghiêm ngặt, đặc biệt hành vi xả rác bị xử phạt rất nặng. Singapore không giàu tài nguyên nhưng là quốc gia tiêu biểu cho xu hướng “du lịch xanh” bằng việc trồng cây xanh khắp nơi với diện tích lên tới 70% lãnh thổ.

Trong giai đoạn vừa qua, chính phủ Singapore đã xác định bản thân du lịch không thể đứng một mình mà cần có sự liên kết với các ngành khác như giao thông, thương mại, dịch vụ,… Trên cơ sở đó, Chính phủ nước này coi trọng việc xây dựng

57

chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch và đặt trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nước này đã xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế du lịch thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ để có thể huy động mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế du lịch bền vững (Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh, 2016). Một số giải pháp để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập mà Singapore đã được ban hành và thực hiện như sau:

Thứ nhất, trước hết phải đề cập đến thành công của Singapore trong công tác quảng bá du lịch, hình ảnh đất nước. Tổng cục Du lịch thông qua các trung tâm xúc tiến du lịch đã hỗ trợ đắc lực cho các công ty quảng bá du lịch, với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng (đặc biệt là du lịch biển). Trong quảng bá du lịch, Singapore luôn có sự liên kết, đầu tư các hoạt động quảng bá gắn liền với các ngành khác như: Dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, các dịch vụ thương mại, kiến trúc… tạo nên chuỗi liên kết trong cung ứng dịch vụ du lịch. Ngành du lịch Singapore rất chú trọng xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ du lịch hiện đại nhằm tạo sự chú ý và thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Singapore đã xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012). Có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: Tắm biển, du thuyền, lướt sóng, cắm trại trên bãi biển, khu thủy cung huyền diệu... kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm… nhằm tạo sự đa dạng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách du lịch.

Thứ hai, tạo sự tiếp cận điểm đến thuận lợi nhất bằng việc phát triển hạ tầng giao thông. Du khách đi lại rất thuận tiện đến các điểm trên quốc đảo Singapore nhờ hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và an toàn. Xe buýt, xe con và xe taxi chạy tốc độ cao, nhưng hầu như không có tai nạn giao thông nhờ hệ thống đường sá tốt, ý thức tự giác chấp hành luật lệ cao của người tham gia giao thông và hệ thống đ n đường hiện số bố trí hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không được chú trọng đầu tư để

58

kích cầu du lịch quốc tế (Sân bay Changi liên tục được bầu chọn là sân bay tốt nhất thế giới). Chính sách cởi mở về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp quốc đảo sư tử thành công trong phát triển du lịch. Singapore có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia. Thủ tục xuất nhập cảnh được cải tiến liên tục, thuận tiện.

Thứ ba, Singapore đã không ngừng nỗ lực để tạo ra hình ảnh du lịch hấp dẫn du khách với “Singapore đất nước sạch và xanh”. Bảo vệ môi trường được đề cao ở mọi lúc, mọi nơi, trên cơ sở nâng cao dân trí, r n luyện ý thức nghiêm túc chấp hành pháp luật cho người dân; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả người nước ngoài. Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore tóm lược bằng 5 chữ A trong tiếng Anh là: Thắng cảnh (Attractions); Tiếp cận thuận lợi (Accessibility); Tiện nghi (Amenities); Dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services); và Sự điều chỉnh (Adjustment).

Như vậy, trong từng giai đoạn phát triển Singapore đã có những định hướng phát triển du lịch hiệu quả trên cơ sở liên kết và hội nhập giữa các ngành, địa phương để tạo đà thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)