Nguyên nhân của thành công và hạn chế đối với phát triển dulịch theo hướng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 108 - 109)

hướng liên kết và hội nhập quốc tế

(1) Nguyên nhân của thành công

- Hội nhập quốc tế, nhất là do Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước (đến hết năm 2019 Việt Nam đã ký và đang thực thi 12 Hiệp định, đã ký 3 Hiệp định nhưng chưa có hiệu lực). Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế mở rộng các dòng khách quốc tế tới Việt Nam và các dòng khách Việt Nam ra quốc tế ngày càng tăng.

- Chính quyền tỉnh Phú Thọ ngay từ năm 2010 đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển du lịch. Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020. Đồng thời đã ban hành một số chính sách, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. UBND tỉnh đã ý thức được vai trò của liên kết và hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển du lịch, đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá hình ảnh và xúc tiến liên kết ở góc độ chính quyền nên bước đầu cũng đã tạo điều kiện để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Gần đây việc xây dựng chính quyền điện tử đã có sự tiến bộ và bước đầu đã có tác động tích cực đến quản lý phát triển du lịch.

(2) Nguyên nhân của những hạn chế

Ngay từ năm 2006 Ban thường vụ tỉnh ủy Phú Thọ đã ra Nghị quyết số 01 về phát triển du lịch của tỉnh, sau đó UBND tỉnh ban hành Chương trình số 987/2006 về phát triển du lịch của tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010. Đến năm 2012 Hội đồng nhân tỉnh ra Nghị quyết số 30 về quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020. Tuy thế cho đến nay ngành du lịch của tỉnh chưa có sự phát triển đáng kể như một số tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn ở khu vực xung quanh

100

chứ chưa nói tới Hà Nội, Hải Phòng. Dường như tỉnh mới cố gắng đưa ra định hướng chung nhưng chưa có những chính sách cụ thể mang tính khuyến khích. Tỉnh đã cố gắng thu hút nhà đầu tư từ các địa phương khác đến Phú Thọ xây dựng khách sạn cao cấp (4 sao) nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến trợ giúp công ty du lịch của tỉnh, nhất là hỗ trợ công ty du lịch lữ hành trong việc liên kết với các địa phương khác cũng như với nước ngoài để phát triển du lịch. Dù UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phát triển du lịch nhưng không cụ thể, chưa có sự khuyến khích đáng kể… Tuy chính quyền tỉnh mong muốn liên kết nhưng thiếu cụ thể, chưa có quyết tâm đủ mức, nhiều khi hô hào chung chung tại các hội nghị, hội thảo nhưng thiếu chính sách và biện pháp cụ thể.

Phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ nhìn chung chưa được tổ chức bài bản. Các công ty lữ hành của các địa phương thiếu thông tin của các địa phương với nhau. Dù rất mong muốn có liên kết nhưng chưa biết làm thế nào để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm du lịch. Chưa có giải pháp cùng nhau tháo g khó khăn để kết nối các Công ty lữ hành với hệ thống nhà hàng, khách sạn ở các tỉnh nên việc liên kết gặp nhiều khó khăn.

Nhân lực du lịch thiếu kỹ năng liên kết và hội nhập quốc tế, khó khăn trong giao tiếp bằng các ngôn ngữ nước ngoài. Việc điều tra nhu cầu ẩm thực mới được quan tâm ở một số địa phương.

Mặt khác, luật pháp chính sách của nhà nước về phát triển du lịch cũng còn bộc lộ nhiều bất cập. Các quy chế, quy định về hướng dẫn viên du lịch, về thanh toán tiền mặt hay qua các hình thức chuyển khoản chưa rõ ràng, cụ thể nên trá hình các tour du lịch không đồng cũng đã xuất hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)