Cơ hội đối với phát triển dulịch Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 126 - 127)

Thứ nhất, tài nguyên du lịch của Việt Nam cũng như của Phú Thọ đã được biết đến qua phim ảnh, video và được nhiều Tổ chức du lịch quốc tế có uy tín thừa nhận. Các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh được hình thành gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm nét văn hóa vùng đất Tổ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, đây được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (NQ 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam). Tuy ngành du lịch bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID 19 nhưng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều giải pháp để phục hồi ngành du lịch và thúc đẩy phát triển số lượng khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vẫn hướng tới mức đạt 10%/năm, khách du lịch nội địa đạt khoảng 11 - 12%/năm.

Thứ ba, trên trường quốc tế vị trí của Việt Nam ngày càng cao. Kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có tốc độ tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới. Thành công về đổi mới nhất là tiến bộ nhanh về năng lực quản trị quốc gia và vai trò quốc tế của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận.

Thứ tư, chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được cải thiện, như việc gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 27 nước trong liên minh châu Âu; Nhật Bản, Hàn Quốc… miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; cấp visa điện tử … góp phần gia tăng lượng khách từ các quốc gia này đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch phát triển.

Thứ năm, trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dư ng ven biển và khách sạn 5 sao đã được đầu tư. Đến cuối năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch có tới hơn 25.000 cơ sở; trong đó có 116 khách sạn 5 sao, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao… Các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ

118

được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo… Mặc dù một số nơi trên thế giới bất ổn về an ninh, chính trị, nhưng ở Việt Nam vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần gia tăng khách đến.

Thứ sáu, thị trường du lịch Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam - New Zealand; Thượng Hải - TP.HCM; Thổ Nhĩ K - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng - Hồng Kông; Sydney/Melbourne - TP.HCM; Đồng Hới - Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng … tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Thứ bảy, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao mang tầm quốc tế như: Đại hội Thể thao bãi biển châu Á 2016; Liên hoan Ẩm thực quốc tế; Giải quần vợt Vietnam Open 2016, 2017, WSC 2017, APEC 2017... Ngày 28/11/2019, tại Muscat, Oman đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26 (World Travel Awards - WTA). Ra đời từ năm 1993, đến nay WTA đã được công nhận trên toàn thế giới và trở thành một trong những giải thưởng hàng đầu của ngành công nghiệp du lịch. Tại Oman, Việt Nam đã vinh dự được gọi tên chiến thắng hạng mục “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019”.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)