Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 67 - 68)

Thái Lan được biết đến là quốc gia có ngành du lịch phát triển, gây ấn tượng trong cả khu vực và thế giới. Du lịch còn được gọi “ngành công nghiệp không khói” có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan (đóng góp 12% GDP của Thái Lan năm 2018). Riêng năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến Thái Lan đạt mức 38 triệu khách (tăng 7,5% so với năm 2017), với mức doanh thu hơn 70 tỷ USD. Thái Lan là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về giá trị du lịch và thứ 7 thế giới về giá trị văn hóa.

Thứ nhất, Thái Lan coi trọng chính sách phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập từ rất sớm, nhận thức rõ đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, thông qua cơ chế chính sách đồng bộ, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của ngành du lịch. Thái Lan đã xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc trưng ngành du lịch mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và mang tính toàn cầu hóa cao. Trong chiến lược phát triển, chính phủ Thái Lan coi trọng phát

59

triển du lịch bền vững theo hướng liên kết và hội nhập. Theo đó, Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch bền vững (DASTA) - cơ quan này chịu trách nhiệm về Quy hoạch tổng thể quốc gia về liên kết và hội nhập, thúc đẩy phát triển bền vững các khu du lịch; xây dựng chiến lược du lịch liên kết cộng đồng; du lịch giảm thiểu cacbon, du lịch sáng tạo. Để tạo ra được những thành công trong lĩnh vực du lịch theo hướng bền vững, Thái Lan đã tập trung vào chiến lược và các sáng kiến liên kết giữa các ngành khác nhau để hỗ trợ phát triển du lịch và xúc tiến hội nhập, thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch với các quốc gia khác.

Thứ hai, nét nổi bật trong hoạt động du lịch của Thái Lan là Chính phủ trực tiếp làm tiếp thị du lịch. Các phái đoàn cấp cao của chính phủ Thái Lan thường bàn luận liên kết cụ thể với các công ty nước ngoài về cơ hội đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Thái Lan mở nhiều văn phòng đại diện du lịch quốc gia trên toàn cầu (với 21 văn phòng đại diện ở nước ngoài, trong đó có 2 văn phòng ở Mỹ). Thái Lan đã thực hiện hàng loạt chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia... Nhờ coi trọng đầu tư cho chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch mà Thái Lan đã rất thành công trong việc thu hút khách quốc tế, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

Thứ ba, Thái Lan chú trọng kết hợp phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Có sự liên kết giữa các ngành khác nhau hỗ trợ cùng phát triển. Hiện Thái Lan có rất nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, du lịch nông nghiệp… Các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng tạo nên sự đa dạng và nét độc đáo thu hút khách du lịch của Thái Lan. Để giúp nâng cao kết hợp ngành du lịch với ngành công nghiệp tổ chức hội nghị, triển lãm (MICE), Văn phòng Triển lãm và Hội nghị Thái Lan (TCEB) đã xây dựng và thực hiện cải cách “Hướng dẫn về Cuộc họp Xanh: Thúc đẩy Tương lai của MICE vào năm 2008”. Hiện nay các chiến dịch tiếp thị của Thái Lan làm nổi bật rõ 3 thuộc tính quan trọng là giá trị đồng tiền, lòng hiếu khách và sự lựa chọn sản phẩm du lịch phong phú.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)