Nhận thức và quan niệm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 39 - 43)

Theo Luật du lịch năm 2017, định hướng của Việt nam là phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Điều 4 của Luật du lịch năm 2017 cũng đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch như sau:

- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

Phát triển du lịch được hiểu là việc tiến hành các hoạt động thu dẫn, xây dựng các cơ sở ăn, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí… đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách; đồng thời tạo ra sự hấp dẫn để lôi kéo du khách trở lại.

31

Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế được hiểu là phát triển du lịch được đặt trong điều kiện nhất thiết phải có liên kết và hội nhập quốc tế. Như thế có nghĩa là phát triển du lịch phải đặt trong bối cảnh liên kết và hội nhập quốc tế. Coi liên kết và hội nhập quốc tế là điều kiện bắt buộc khi muốn phát triển du lịch của một tỉnh có khả năng cạnh tranh cao.

a) Phát triển du lịch theo hướng liên kết

Khách du lịch có nhu cầu ăn, ngủ, đi lại, nghỉ ngơi, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích, công trình kiến trúc, chăm sóc sức khỏe trong quá trình lưu trú…. Muốn thỏa mãn những như cầu đó nhất thiết phải có sự liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động khác trong một địa bàn tỉnh. Mặt khác, khách du lịch muốn được thưởng ngoạn nhiều cảnh đ p, nhiều di tích, nhiều công trình kiến trúc… khác nhau nên hoạt động du lịch của tỉnh này cần liên kết với hoạt động du lịch của tỉnh khác. Từ đó, liên kết để phát triển du lịch có hai phương diện cơ bản:

- Liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động của các lĩnh vực (ngành) khác. Ví dụ:

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động nông nghiệp (để đảm bảo lương thực thực phẩm cũng như để liên kết giữa hoạt động tham quan với các khu nông nghiệp sinh thái, với những nơi nông nghiệp truyền thống để giới thiệu cách thức canh tác truyền thống của Việt Nam hoặc của địa phương)

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với các nhà máy công nghiệp hiện đại, với các khu công nghiệp, với các làng nghề hay với các cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp truyền thông (tiêu biểu như chế tác đồ mỹ nghệ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…)

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động văn hóa nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu giải trí, đáp ứng đời sống tinh thần của du khách; để quảng bá các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của địa phương

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với lĩnh vực thông tin, viễn thông để đảm bảo những thông tin cần thiết cho du khách và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của du khách.

32

- Liên kết giữa các hoạt động du lịch của tỉnh này với hoạt động du lịch của tỉnh khác, nhất là với các thành phố, các tỉnh xung quanh có tiềm năng du lịch độc đáo và có khả năng phối kết hợp để gia tăng sự phong phú, sự hấp dẫn của các Tour du lịch, các sản phẩm du lịch có giá trị cao. Từ đó gia tăng ngày lưu trú tại Việt Nam.

Cả lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng, liên kết là quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Chính quyền các địa phương không trực tiếp liên kết mà chỉ là người chứng kiến và khuyến khích để các chủ thể vừa nêu tiến hành liên kết với nhau để phát triển có hiệu quả hơn, bền vững hơn.

Điều vô cùng quan trọng cần nhấn mạnh là, đích cuối cùng của liên kết là hình thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch hiện hữu trên thực tế chứ không phải chỉ là chuyện nói suông như một công bố của những ai nắm quyền (hình 2.1). Chính quyền tỉnh phải hiện diện và chứng kiến biên bản thỏa thuận đã được các bên cùng nhau ký kết.

Hình 2.1. Sơ đồ hóa chuỗi giá trị sản phẩm du lịch trên địa bàn một tỉnh

Ghi chú: VCGT: vui chơi giải trí (xem biểu diễn nghệ thuật)

Quan điểm liên kết: (1) Liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh về du lịch của từng địa phương

2.Sân bay, nhà ga tàu hỏa, tàu điện ngầm 1. Công ty lữ hành 3.Khách sạn, nhà nghỉ 4.Điểm tham quan 5.Nhà hàng Công ty lữ hành của địa phương khác 6.Trung tâm VCGT Chính quyền địa phương được nghiên cứu

33

và toàn vùng để cùng phát triển du lịch một cách bền vững; (2) Lên kết trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa chọn những nội dung, lĩnh vực trọng điểm phát triển du lịch của các địa phương và của toàn vùng; (3) Nội dung liên kết phải được xây dựng thành các dự án, chương trình cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện.

Mục tiêu liên kết:

- Về dài hạn: Khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn Vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch nhanh và phát triển bền vững. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương và của Vùng có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư trong Vùng.

- Về ngắn hạn: Ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như phát triển kết cấu hạ tầng du lịch kết nối “cửa đến” với các trọng điểm du lịch của Vùng; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, các khu, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng; đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực du lịch, chú trọng nhân lực nghề; phân công, chuyên môn hóa các địa phương, doanh nghiệp thực hiện hợp phần trong chuỗi giá trị du lịch mang tính Vùng, xúc tiến đầu tư du lịch Vùng… nhằm tạo lập không gian du lịch thống nhất toàn Vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

b) Phát triển du lịch theo hướng hội nhập quốc tế

Sự phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó h p trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy “hội nhập” không chỉ được xem là xu thế mà đó còn chính là bản chất của phát triển du lịch.

Hội nhập trong du lịch là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của điểm đến ở tất cả các quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia đến các địa

34

phương và điểm du lịch trong từng địa phương nhằm có được những lợi ích và cơ hội phát triển cho điểm đến mà trước hết đó là cơ hội mở rộng thị trường du lịch, cơ hội phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô lãnh thổ lớn hơn, cơ hội có được những chính sách chung hỗ trợ hiệu quả hơn… Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có được, việc hội nhập như một yêu cầu khách quan sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với điểm đến mà trước hết là thách thức về năng lực cạnh tranh. Có thể thấy hội nhập du lịch là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển các điểm đến và phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay với tư cách là một điểm đến trên bản đồ du lịch Việt Nam.

c) Mục đích quan trọng của phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế là gia tăng khả năng phát triển du lịch, gia tăng các nguồn lực, đa dạng hóa các thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, di tích, các giá trị văn hóa… và qua đó làm cho hoạt động du lịch của địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn nhờ nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm du lịch địa phương. Từ đó lan tỏa sự phát triển sang tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)