Phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở

Một phần của tài liệu Luận án cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 175 - 183)

trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở

Đây là giải pháp quan trọng, góp phần định hướng điều tiết TTNƠ đúng theo mục tiêu và quá trình cơ cấu lại TTNƠ Thành phố đi đúng hướng. Nếu để thị trường tự phát sẽ phá vỡ mục tiêu định hướng của quá trình cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN.

Trong nền kinh tế thị trường nếu để TTNƠ hoạt động tự phát, khi đó TTNƠ hoạt động không hiệu quả dẫn đến nhiều mục tiêu KT-CT xã hội không đạt

được. Đòi hỏi nhà nước bằng các công cụ chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để điều tiết và khắc phục những khuyết tật của TTNƠ, hướng thị trường hoạt động hiệu quả theo mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết hoạt động cũng như dẫn dắt TTNƠ. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ yếu, quan trọng của kinh tế nhà nước. Việc phát huy vai trò nòng cốt của DNNN với chức năng nòng cốt, lôi kéo các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quá trình cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN.

Đại hội XIII, tiếp tục nhấn mạnh kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các “khuyết tật” của thị trường. Để phát huy vai trò nòng cốt của DNNN cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, đánh giá đúng vị trí vai trò của doanh nghiệp nhà nước tham gia quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thành phố xác định vị trí, vai trò của DNNN tham gia vào quá trình cơ cấu lại TTNƠ là rất quan trọng. Theo đó, vai trò và vị trí của DNNN cần đảm trách, nắm giữ góp phần tác động đến việc bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thông qua việc tạo lập, dẫn dắt, thúc đẩy hình thành, phát triển nền tảng hạ tầng nhà ở, tạo đà cho TTNƠ cạnh tranh và hội nhập; làm công cụ khắc phục những thất bại hoặc thiếu hụt của TTNƠ; cùng với công cụ chủ yếu là các chính sách để điều tiết quá trình cơ cấu lại TTNƠ.

Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực TTNƠ trên địa bàn Thành phố; hoạt động theo thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước có vai trò to lớn trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ nhà ở thương mại giá thấp và NƠXH. Thực hiện việc bình ổn giá nhà ở, các chính sách an sinh xã hội, kết hợp với phát triển kinh tế và các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác phục vụ chính sách điều tiết TTNƠ. Tiêu biểu như Công ty cổ phần nhà Hà

Nội; Tổng công ty Sông Đà thời gian qua đóng vai trò quan trọng, trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhà ở của Thành phố.

Thứ hai, thường xuyên đổi mới, xây dựng các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở mạnh về quy mô, tổ chức đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố hiện nay

Tạo hành lang pháp lý, đi liền với việc hoàn thiện thể chế để các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình cơ cấu lại TTNƠ được cạnh tranh bình đẳng, dần gỡ bỏ sự can thiệp của cấp hành chính chủ quản đối với DNNN để DNNN thực sự tự chủ, chỉ hoạt động theo pháp luật và môi trường cạnh tranh với doanh nghiệp của các khu vực kinh tế khác hướng tới tạo ra hiệu ứng hiệu quả tổng thể trong quá trình cơ cấu lại TTNƠ của Thành phố.

Bảo đảm quyền tự chủ của DNNN trong thị trường, hoàn thiện cơ chế đánh giá DNNN. Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tuân thủ đầy đủ kỷ luật và chuẩn mực thị trường trong đầu tư và kinh doanh vào TTNƠ của Thành phố; cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của DNNN. Triệt để áp dụng nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động đầu tư vào các dự án nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội…), huy động vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh. Quán triệt nguyên tắc ràng buộc ngân sách trong mọi hoạt động của DNNN, áp đặt ngân sách cứng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xác định. Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong DNNN trên địa bàn TPHN. Cần có quy định, chính sách ràng buộc hợp tác, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các DNNN phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; có cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện đầu tư phát triển, cũng như các giải pháp cụ thể để cơ cấu lại DNNN theo hướng thúc đẩy phát triển KH-CN. Các cấp chính quyền Nhà nước của Thành phố đóng vai trò là “bà đỡ” hỗ trợ về pháp lý. Thực hiện hiệu quả và đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp

triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ và cải thiện năng lực quản trị công nghệ. Chú trọng tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho doanh nghiệp. Tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới về nhà ở và các công trình phụ trợ nhà ở. Thực hiện nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sản phẩm mới về vật liệu xây dựng.... Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức KH-CN, cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài phát triển công nghệ, tham gia các triển lãm, hội chợ công nghệ và thiết bị ở nước ngoài. Tổ chức, phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hợp tác với các tổ chức và cá nhân hoạt động KH-CN để tiến tới làm chủ công nghệ nhập khẩu, qua đó nâng cao tính tự chủ và khả năng quản trị công nghệ.

Thứ ba, phân định rõ ràng, minh bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh với các nhiệm vụ chính trị - xã hội của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bản thân DNNN là một nguồn lực, là công cụ của Nhà nước trong tham gia bình ổn, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại TTNƠ. Cần có quy định rõ ràng để hạch toán hiệu quả, phản ánh đúng thực chất sự phát triển của doanh nghiệp; không vì gánh vác nhiệm vụ chính trị - xã hội dẫn đến khó khăn trong hoạt động hạch toán kinh doanh. Tách nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh nhà ở của DNNN. Xác định rõ và minh bạch chi phí cho các hoạt động phi thương mại. Mọi khoản chi từ ngân sách nhà nước cho thực hiện các nhiệm vụ phi thương mại của DNNN phải được công bố trong báo cáo tài chính, tăng cường giám sát các hoạt động phi thương mại để có đánh giá và công khai hiệu quả hoạt động. Hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạt động của DNNN theo yêu cầu phát triển của KTTT.

Thứ tư, đẩy mạnh sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Để doanh nghiệp nhà nước thực sự mạnh và chuyên nghiệp.

Thực hiện nhất quán và triệt để nguyên tắc thị trường thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những ngành xây dựng trong quá trình cơ cấu lại thị TTNƠ. Song song với quá trình thu hẹp quy mô DNNN là tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực xây dựng.

Thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN. Cần sớm luật hóa chính sách thu cổ tức, lợi nhuận từ vốn đầu tư tại DNNN và các nội dung về cổ phần hóa DNNN; bảo đảm sự công khai, minh bạch trong hoạt động của DNNN trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, tạo sự bình đẳng giữa DNNN với các doanh nghiệp khác ngoài nhà nước. Bên cạnh việc xác định các cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa, cần hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận và kinh doanh ở những lĩnh vực mà DNNN rút lui, đẩy mạnh quá trình chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp tư nhân nội địa. Đổi mới cơ chế quản trị DNNN theo hướng hiện đại, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế. Xây dựng các DNNN về xây dựng mạnh tầm cỡ khu vực, châu lục. Nâng cao năng lực quản trị DNNN, phù hợp với trình độ quản trị bậc cao của tập đoàn kinh tế, bằng phương pháp quản trị hiện đại, nâng cao tính tự chủ để nâng cao tính cạnh tranh; tăng chỉ số hiệu quả trong quản lý DNNN.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở thực trạng cơ cấu TTNƠ trên địa bàn TPHN đặt ra những vấn đề cấp bách cần tập trung giải quyết, nhằm thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN đến năm 2030 nhanh, hiệu quả và bền vững. Do vậy, cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội phải theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về nhà ở; Cơ cấu lại thị trường nhà ở phải công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể; Cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội phải được thực hiện toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm và bước đi vững chắc; Cơ cấu lại thị trường nhà ở phải kết hợp chặt chẽ giữa thị trường và sự điều tiết của nhà nước. Các quan điểm trên là một thể thống nhất, gắn

bó chặt chẽ với nhau, do đó cần phải được quán triệt và cụ thể hóa trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, tác giả đề xuất hệ thống 5 giải pháp, với các biện pháp cụ thể đó là: Hoàn thiện qui hoạch về nhà ở gắn với qui hoạch phát triển đô thị trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở; Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường nhà ở; Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở; Xây dựng hệ thống trung gian và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, hiện đại thúc đẩy quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở; Phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở.

Những quan điểm và giải pháp trên có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở giải quyết triệt để những mâu thuẫn đang tồn tại trên TTNƠ của Thành phố. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các quan điểm, giải pháp sẽ đảm bảo cho TTNƠ trên địa bàn TPHN có cơ cấu cân đối, hợp lý, TTNƠ hoạt động hiệu quả và bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Thành phố, thúc đẩy KT-XH của Thành phố phát triển.

KẾT LUẬN

1. Nhà ở có vai trò quan trọng, là tài sản lớn đối với mỗi người, mỗi gia đình và của mỗi quốc gia. Giải quyết vấn đề nhà ở là chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước, giải quyết tốt vấn đề này nhằm thúc đẩy KT-XH của đất nước nói chung và của TPHN nói riêng phát triển. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đã khẳng định: “cơ cấu lại TTBĐS, đất đai, tài nguyên đất đai, để tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao” [18, tr.121]. Cơ cấu lại TTBĐS, đất đai, tài nguyên đất đai nhằm thúc đẩy TTBĐS phát triển nhanh chóng, hiệu quả. Cơ cấu lại TTNƠ là một nội dung, bộ phận quan trọng của cơ cấu lại TTBĐS.

2. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn về TTNƠ, phát triển TTNƠ, cơ cấu lại TTNƠ với những mức độ, phạm vi tiếp cận theo các chuyên ngành khác nhau. Thông qua quá trình tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã công bố về TTNƠ, phát triển TTNƠ, cơ cấu lại TTNƠ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới góc độ Kinh tế chính trị được đề cập một cách hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề này là cần thiết.

3. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, tác giả đã luận giả những vấn đề: Lý luận chung về TTNƠ, cơ cấu và cơ cấu lại TTNƠ; quan niệm về cơ cấu và cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN; xây dựng tiêu chí cụ thể đánh giá cơ cấu TTNƠ trên địa bàn TPHN giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, phan tích và chỉ ra những yếu tố tác động đến cơ cấu TTNƠ trên địa bàn TPHN. Đồng thời, từ kinh nghiệm cơ cấu lại TTNƠ của các thành phố trực thuộc trung ương trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để TPHN có thể tham khảo.

4. Trên cơ sở những nội dung tiêu chí đánh giá cơ cấu TTNƠ trên địa bàn TPHN tác giả đã khảo sát đánh giá thực trạng cơ cấu TTNƠ trên địa bàn TPHN giai đoạn 2016-2020, cho thấy bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản như cơ cấu TTNƠ mất cân đối, đã kìm hãm TTNƠ phát triển, tiềm năng, thế mạnh của Thành phố khai thác chưa hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Từ đó, luận án đã chỉ ra những bất cập được thể hiện ở những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thực trạng cơ cấu TTNƠ trên địa bàn TPHN giai đoạn 2016-2020.

5. Để cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN đến năm 2030 đạt hiệu quả và bền vững, cần phải quán triệt 4 quan điểm chỉ đạo, đồng thời triển khai và thực hiện 5 giải pháp cơ bản: Hoàn thiện qui hoạch về nhà ở gắn với qui hoạch phát triển đô thị trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở; Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường nhà ở; Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở; Xây dựng hệ thống trung gian và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, hiện đại thúc đẩy quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở; Phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, thúc đẩy TTNƠ trên địa bàn TPHN phát triển cân đối, lành mạnh và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 175 - 183)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w