Tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngành thuỷ lợi

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 29 - 30)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI GIA

1. Tình hình đầu tư phát triển ngành thuỷ lợi

1.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngành thuỷ lợi

Về thuỷ lợi, đến nay cả nước đã xây dựng được 743 hồ đập vừa và lớn, 3.500 hồ đập nhỏ, hơn 1.000 cống tưới tiêu lớn, khoảng 10.600 trạm bơm nước lớn và vừa với tổng công suất 24,8 triệu m3/h, trên 1.000 kênh tưới tiêu lớn và một mạng lưới kênh tưới tiêu nội đồng với 755.000 máy bơm vừa và nhỏ do HTX và hộ nông dân mua sắm. Các công trình thuỷ lợi đã có thể tưới cho 3,7 triệu ha đất canh tác, tiêu úng cho 1,5 triệu ha đất canh tác, ngăn mặn cho 80 vạn ha... Năm 1999, đã đảm bảo tưới cho 6,3 triệu ha gieo trồng lúa, 1 triệu ha

màu và cây công nghiệp. Hầu hết các công trình thuỷ lợi đều phát huy hiệu quả ở các mức độ khác nhau.. Các công trình thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu long đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ, chuyển từ vụ lúa hè nổi năng suất thấp sang 2 vụ đông xuân và hè thu có năng suất cao, ăn chắc. Diện tích lúa đông xuân đồng bằng Sông Cửu Long tăng từ 820 ngàn ha năm 1991 lên 1,35 triệu ha năm 1998, diện tích lúa hè thu tăng tương ứng từ 1,05 triệu ha lên 1,8 triệu ha. Các công trình thuỷ lợi ở miền Trung và Tây Nguyên đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của vùng.

Cấp nước sạch 1,2 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ số dân được cung cấp nước sạch đến năm 2000 đạt 60% so với mục tiêu 80% năm 2000.

Toàn vùng đã xây dựng được 894 công trình các loại với năng lực tưới thiết kế 215.847 ha và năng lực tưới thực tế là 147.580 ha, diện tích gieo trồng lúa được tưới là 332.674 ha.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)