Thực trạng tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 52 - 53)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ

3. Thực trạng tổ chức quản lý

Mặc dù với rất nhiều các loại hình tổ chức quản lý được đưa ra khác nhau, phù hợp với từng quy mô, đặc điểm mỗi dự án đầu tư khác nhau song trên thực tế thường chỉ diễn ra hai loại hình tổ chức quản lý là: tổ chức quản lý theo hình thức chìa khoá trao tay và tổ chức quản lý theo hình thức tự làm.

Ở đây hầu như không có vai trò của nhà quản lý dự án mà chỉ có trách nhiệm của các chủ thầu hoặc chỉ có vai trò của nhà quản lý đơn thuần. Chính vì vậy mà chất lượng các công trình thuỷ lợi không hề được đảm bảo một cách đầy đủ khi sao nhãng mất tầm quan trọng vai trò của những nhà quản lý thường xuyên điều hành. Dù trên thực tế các chủ thầu có thể có đủ khả năng chuyên môn cũng như pháp lý để hoàn thành tốt dự án công tr ình xây dựng thủy lợi, song nếu như thiếu hẳn trách nhiệm và thói quen đôn đốc, giám sát, cố vấn của các nhà quản lý chức năng thì chắc chắn không thể nói là đảm bảo.

Ngược lại, có những trường hợp chủ đầu tư lại ôm đồm quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn, không chịu phân cấp, p hân quyền hợp lý cũng dẫn đến tình trạng làm giảm chất lượng các công trình thuỷ lợi. Qua đó ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng như thế nào của việc phân cấp trong quản lý.

Phân cấp là một xu thế tất yếu trong quản lý và ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong thực tế. Do đó, để phát triển thuỷ lợi toàn ngành cần đổi mới tư duy quản lý theo hướng phân cấp, tản quyền với nguyên tắc: “ những hoạt động gắn liền với quyền lợi những người dân do chính quyền cấp gần dân nhất chăm lo, chính quyền cấp trên chỉ thực hiện những nhiệm vụ có quy mô lớn mà cấp dưới không thực hiện được hoặc những việc mang tính liên vùng”.10

Tuy nhiên trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết định đúng đắn về đầu tư phát triển thuỷ lợi , cùng với chính quyền địa p hương các cấp huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tiếp tục củng cố và p hát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù điều kiện kinh t ế còn rất khó khăn nhưng với chủ trương ưu tiên hàng đầu cho mọi vùng p hải là thuỷ lợi cho nông nghiệp, nước sạch cho con người và các công trình phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; chính vì vậy thuỷ lợi được đầu tư tương đối cao nên chúng ta đã thu được những thành quả hết sức đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)