Xây dựng và quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 66 - 67)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤ THỂ

1. Các giải pháp chung

1.1. Xây dựng và quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi

Nghiên cứu đề xuất những mô hình tổ chức quản lý khai thác phù hợp với từng vùng, thực hiện tốt công tác duy tu bảo dưỡng, bảo vệ công trình. Xây dựng mô hình thí điểm về đổi mới công tác quản lý khai thác ở một số địa phương trong cả nước để đánh giá hiệu quả và nhân rộng.

Tiến hành quy hoạch theo vùng lãnh thổ bám sát nguyên t ắc p hân cấp, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cùng với thực hiện quy hoạch của cấp nào thì dựa chủ yếu vào tiềm lực của cấp đó tránh gây ra tình trạng dựa giẫm làm tổn hại tới tài sản chung của Nhà nước.

- Chính phủ quy định khung mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với từng loại hình công trình thủy lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng

loại đối tượng làm dịch vụ từ công trình thủy lợi và điều kiện thực tế của từng vùng trong cả nước.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mức thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi thuộc bộ được phân công quản lý.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể mức thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công? trình thủy lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thuộc địa phương quản lý.

Chính quyền cấp trên có trách nhiệm phối hợp điều hoà quy hoạch của chính quyền cấp dưới trực tiếp. Tiến hành quy hoạch một cách công khai, ổn định để các thành phần kinh tế góp ý kiến, tham khảo và tích cực tham gia đầu tư phát triển chung cho toàn ngành.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)