Khó khăn tồn tại

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 56 - 58)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ

5. Thành tựu và khó khăn trong quản lý dự án đầu tư

5.3. Khó khăn tồn tại

Trong phạm vi cả nước chúng ta có 146 Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, 166 trạm quản lý và 491 cụm quản lý với tổng số 16.000 người. Theo Nghị Quyết của Hội đồng Bộ trưởng, hiện nay các công ty được tổ chức quản lý theo hệ thống thuỷ nông, có hệ thống được tổ chức theo đơn vị, huyện, tỉnh. Nhìn chung do mới trải qua một thời kỳ dài bao cấp nên khi chuy ển sang

cơ chế thị trường, các công ty còn hoạt động kém năng động và sáng tạo, hiệu quả chưa cao.

- Công tác bảo vệ công trình còn nhiều thiếu sót, t ình hình xâm hại các công trình thuỷ lợi còn xảy ra nhưng chưa có sự p hối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quan tâm xử lý.

- Công tác quản lý khai thác công trình thì còn nặng về khai thác, chưa chú trọng đúng mức đến việc sửa chữa nâng cấp thường xuyên, công t ác quản lý theo các quy trình quy phạm kỹ thuật chưa được coi trọng đúng mức.

- Khó khăn về cơ chế:

+ Cơ chế quản lý dự án đầu tư cho thuỷ lợi hiện hành về cơ bản vẫn được xây dựng theo hình thức khép kín với sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn theo quan hệ hành chính lệ thuộc. Cơ chế này gây khó khăn cho việc mở rộng liên hệ với các cơ quan chức năng khác theo chiều ngang, hạn chế tác dụng điều tiết và kiểm soát của các nhà quản lý đối với sự phát triển toàn ngành.

+ Cơ chế quản lý còn thiếu tính độc lập và ổn định. Quyền t ử chủ quản lý của các bộ phận chỉ được giới hạn trong một p hạm vi nhỏ hẹp . Do đó làm cho toàn bộ hệ thống không có đủ quyền lực và thực lực để phát huy vai trò cần có của mình trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cơ chế quản lý hiện hành chưa được chuyển mạnh sang loại hình hoạt động thị trường. Nó không đáp ứng được yêu cầu chuyển chức năng của chính quyền từ phương thức trực tiếp, chủ yếu bằng phương pháp hành chính, chuyển sang phương thức quản lý gián tiếp mà chủ yếu bằng công cụ pháp luật.

+ Cơ chế quản lý chưa quy định rõ ràng mối quan hệ giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn gây nên việc lãng phí, tổn thất tài sản quốc gia còn phổ biến ở nhiều khâu, nhiều cấp song vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.

- Tình hình quản lý phân phối nước còn yếu kém, tình hình lãng phí nước xảy ra nghiêm trọng làm cho năng lực của công trình giảm ( hiện nay chỉ còn khoảng 60% công suất so với nhiệm vụ thiết kế). Điều này càng làm tăng chi phí quản lý vận hành của các khu tưới.

- Với công tác quản lý các công trình thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, công trình thì xuống cấp nhanh, làm việc kém an toàn, hiệu quả như hiện nay thì các hệ thống công trình thuỷ lợi muốn đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả cao thì nhất thiết phải có cơ quan quản lý sử dụng các công trình với công t ác quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi ở nước ta ngày được nâng cao hơn.

- Công tác quy hoạch thuỷ lợi đã có nhiều cố gắng nhưng còn bất cập trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là các biện pháp giải pháp công trình nhằm đáp ứng những yêu cầu tưới nước cho các cây trồng cạn thuộc các vụng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, quy hoạch thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ sản xuất muối… là những vấn đề cần bổ sung hoàn chỉnh để phục vụ kịp thời yêu cầu của sản xuất và thị trường.

- Các hiện tượng vi phạm đê điều phát triển ở nhiều nơi là biểu hiện yếu kém trong quản lý Nhà nước về thuỷ lợi. Thiên tai, bão lụt , hạn hán là mối đe doạ thường xuyên và gây thiệt hại to lớn về người và của ở nước ta. Thiệt hại do hạn hán gây ra năm 1998, lũ gây ra năm 1999 làm thiệt hại cho nông nghiệp hàng ngàn tỷ đồng. Cả nước còn khoảng 1.7 triệu ha đất bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và thuỷ triều. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì thiệt hại sẽ rất lớn. Trong xu thế biến động lớn về khí hậu và thời tiết trên quy mô toàn cầu như hiện nay, việc phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai lại càng trở nên cấp bách hơn. Tuy nhiên, các công tác phòng chống còn bất cập , chưa thực sự vươn tới để tìm tòi giải pháp có hiệu quả như dự báo lũ, bão tương đối chính xác để đối phó có hiệu quả mà đỡ tốn kém hơn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)