Thực trạng quá trình quản lý

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 47 - 50)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ

1. Thực trạng quá trình quản lý

Quá trình quản lý các dự án đầu tư phát triển ngành thuỷ lợi là một quá trình khó khăn, phức tạp không chỉ đối với các nhà quản lý mới còn non yếu mà đôi khi còn gây vướng mắc tới cả những người đã có thâm niên và nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy, dù có hiểu biết sâu sắc và nắm bắt chính xác nhu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ từng giai đoạn của tiến trình quản lý, song trong thực tế những khiếm khuyết sai phạm vẫn xảy ra.

Việc lựa chọn và quyết định chủ đầu tư cho một số dự án vẫn còn nhiều bất cập, một mặt gây thiệt hại cho toàn ngành thuỷ lợi, mặt khác gây mất niềm tin đối với nhân dân về tính minh bạch trong công tác chọn thầu dự án. Vai tr ò quản lý còn chưa cao thể hiện ở việc các chủ đầu tư thường xuyên trong t ình trạng phải chủ động thực hiện công tác nghiên cứu, lập dự án đầu tư mà ít có sự quan tâm sát sao về phía các nhà quản lý dự án. Một thực trạng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện ngành là việc các cơ quan có thẩm

quyền cấp giấy phép tràn lan cho các dự án nhỏ ở địa p hương. Mặc dầu hiệu quả không cao, vốn cũng không phải là ít, song do th ành tích hoặc do p hong trào mà các dự án đó vẫn được phê duyệt triển khai, rút tiền nhà nước trong khi nhân dân lại không được thụ hưởng tiện ích từ các công trình đó.

Từ khi nhận bàn giao quản lý dự án phát triển thuỷ lợi, các công ty quản lý hay các nhà quản lý chức năng phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng các công trình trong dự án một cách tốt nhất, hiệu quả nhất . Có thể nói rằng, tuy theo chất lượng, quy mô, điều kiện giai đoạn khai thác… của từng công trình cụ thể mà nhiệm vụ cấp bách, chính yếu không hẳn như nhau. Điều này cũng giống như trong thực tế triển khai quản lý, những thành tựu hay hạn chế đối với mỗi công ty quản lý, mỗi nhà quản lý thu được là khác nhau.

Qua thời gian thực hiện, với tinh thần và vai trò trách nhiệm của mình, các nhà quản lý đã giúp nâng cao chất lượng của các dự án đầu tư ngành thuỷ lợi được chuẩn bị và thẩm định tốt hơn. Do đó, trên số liệu thực tế cho thấy đã phần nào hạn chế lãng phí trong đầu tư ( ở một số địa phương) , góp p hần gia tăng chất lượng công trình và tăng hiệu quả đầu tư. Cũng nhờ những nỗ lực đó mà hiện nay công tác chuẩn bị đầu tư đã có những đề xuất vận dụng để tạo điều kiện đầu tư cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa và ngày càng bám sát các chủ trương phát triển kinh tế của ngành.

Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng do ảnh hưởng của đầu tư phát triển thuỷ lợi

Mục §VT Số lượng Tỷ lệ %

1999 so 1990

1990 1999 1999/1990

1. Diện tích gieo lúa cả năm 1000 ha 6027 7610 1583 126,27

Trong đó

Vụ chiêm xuân 1000 ha 2973 3506 533 117,93

Vụ hè thu 1000 ha 1229 1917 688 155,98

Vụ mùa 1000 ha 1825 2187 262 119,84

2. Năng suất lúa cả năm tạ /ha 31,9 40,8 8,9 127,9

Trong đó

Vụ chiêm xuân tạ/ha 37,8 39,2 1,4 103,7

Vụ hè thu tạ/ha 33,7 38,1 4,4 113,06

Vụ mùa tạ/ha 26,5 45,5 19 171,5

3. Sản lượng lúa cả năm 1000 tạ 192250 310000 117750 161,25

Trong đó

Vụ chiêm xuân 1000 tạ 78450 137464 59014 175,22

Vụ hè thu 1000 tạ 41440 73116 31667 176,44

Vụ mùa 1000 tạ 72360 99420 27060 137,4

Nguồn: Năm 1990 số liệu thống kê thuỷ lợi Việt nam

Năm 1999 số liệu tạp chí con số và sự kiện

Trong công tác quản lý sử dụng công trình, việc quản lý đã thực sự đóng góp những thành công đáng kể qua việc hiểu rõ đặc điểm, tính năng, t ác dụng của công trình; điều kiện, mức độ sử dụng về sau cũng như các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình đó. Nhờ vậy mà các nhà quản lý dự án đã kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, tổ chức và bà con trực tiếp tiếp cận sử dụng tiện ích từ các công trình thuỷ lợi này.

Ngoài ra, các công tác vận hành công trình trong các hoàn cảnh khác nhau mà đặc biệt là thời tiết khó khăn như bão, lũ, ngập úng cũng thường xuyên được quan tâm xem xét. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát mức độ an

toàn của hệ thống công trình, nhất là trước mỗi vụ, mỗi đợt hoạt động được triển khai tiến hành định kỳ. Tuy nhiên, công tác quản lý vận hành công tr ình còn thiếu xót khi chưa đặc biệt chú trọng tới các công tr ình thiết yếu như các công trình đầu mối, đê điều, đập, công trình tiêu năng, hệ thống điện, các trạm bơm… vì vậy đã gây ra không ít những tổn thất vô cùng tốn kém cho địa phương, cho toàn ngành thuỷ lợi nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung.

Công tác quản lý thông qua tuyên truyền, động viên, khích lệ, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào công tác bảo vệ công trình còn yếu; chưa nắm bắt được những thông tin, những bất cập đối với công trình… cũng đã làm giảm hiệu quả quản lý trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)