III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ
2. Thực trạng ứng dụng các công cụ quản lý
Những thành tựu đáng kể mà ngành thuỷ lợi đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như cả nền kinh tế quốc dân đầu tiên phải kể đến vai trò to lớn của các công cụ được sử dụng trong việc quản lý dự án phát triển ngành.
Điều kiện tối cơ bản đảm bảo cho ngành thuỷ lợi phát triển lâu dài và bền vững là phải có đủ những nguồn lực dự trữ cần thiết về nhân lực, tài lực và vật lực. Chính vì vậy mà thời gian vừa qua, công tác quản lý dự án đặc biệt chú trọng xây dựng và thực hiện các quy hoạch dài hạn về quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên này. Trong đó chủ yếu là các quy hoạch dài hạn quản lý việc khai thác và sử dụng các nguồn nước ngầm, các dòng sông, các hồ lớn.
Quy hoạch ở giai đoạn này thực sự có ý nghĩa đối với phát triển toàn ngành thuỷ lợi nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung. Nó là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn, được hầu hết các nước quan tâm nhằm mục đích tạo ra những cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách mang quy mô lớn khác. Các nhà quản lý lúc này vẫn chưa tiến hành quy hoạch một cách công khai và ổn định dẫn đến tình trạng tiêu cực hoặc gây lãng phí đối với tài sản của Nhà nước.
Các chính sách thích hợp để quản lý có hiệu quả được tăng cường thường xuyên nhằm tranh thủ đầy đủ các công cụ tuyên truyền như báo chí, phát thanh, truyền hình qua đó tuyên truyền, giáo dục về quản lý tài nguyên của ngành thuỷ lợi. Biết được tầm quan trọng và tính hữu hạn của tài nguyên đó để nâng cao ý
thức của toàn dân đối với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và các công trình thuỷ lợi đã được xây dựng.
Cụ thể: Chính phủ thông nhất quản lý hệ thống dữ liệu, thông tin qu ốc gia về tài nguyên nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dữ liệu, thông tin tài nguyên nướ; quy định và hướng dẫn việc xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu cho các chủ dự án cụ thể trong chiến lược phát triển toàn ngành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính về thu thập, quản lý, khai thác, s ử dụng dữ liệu, thông tin ngành; quy định mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu thông tin…
Cơ cấu đầu tư giữa các vùng tương đối hợp lý, song song với việc tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, là những vùng trọng điểm có thể phát triển nhanh, có sản lượng hàng hoá lớn ( gần 40%). Nhà nước đã giành một p hần vốn đáng kể để đầu tư phát triển các vùng miền núi phía bắc, khu 4 cũ và miền Trung là những vùng thường xuyên bị thiên tai, đầu tư thuỷ lợi các vùng này không chỉ đầu t ư trực tiếp mà còn đầu tư gián tiếp qua các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Đó là cách quản lý sử dụng công cụ chính sách hợp lý nhằm mang lại sự phù hợp, bình đẳng giữa các vùng miền trong cả nước.
Công cụ quản lý bằng chính sách tài chính thể hiện ở cách chi hiện nay ở các công ty quản lý không theo tiêu chuẩn định mức mà theo kiểu “ gọt chân theo giầy”, số tiền từ các nguồn thu chỉ đủ chi các chi phí bắt buộc như tiền lương, tiền điện, hư hỏng tại chỗ, chi quản lý, còn các khoản chi đại tu, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp thì khó mà thực hiện được. Vì vậy mà các công trình hoạt động ngày càng kém hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên quản lý các công trình ngày càng gặp khó khăn. Nguồn thu chủ yếu của các công ty thuỷ nông là thủy lợi phí, tuy nhiên thực tế thu được chỉ đạt gần 30% yêu cầu, do đó, tình hình tài chính các công ty này là hết sức khó khăn.
Qua thực tế đó ta có thể thấy rằng thực tế áp dụng và tiến hành các công cụ quản lý đầu tư phát triển ngành thuỷ lợi còn rất nhiều hạn chế và cần p hải giải quyết triệt để hơn nữa mới có thể đưa ngành thuỷ lợi đi lên, tác động tốt nhất đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.