II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤ THỂ
1. Các giải pháp chung
1.4. Hoàn thiện sự quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư phát
phát triển thuỷ lợi ở cả ba giai đoạn đầu tư
Ở cả ba giai đoạn nghiên cứu, lập và quyết định đầu tư; thực hiện dự án; kết thúc thực hiện và khai thác dự án đều phải được tăng cường củng cố, hoàn thiện vai trò quản lý của Nhà nước trong tất cả các khâu, các bộ phận. Thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản của quản lý dự án đầu tư là nhằm đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển tổng thể ngành thuỷ lợi theo từng thời kỳ; cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển công trình thuỷ lợi lớn; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cần sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước giải ngân cho các công trình phát triển thuỷ lợi; chống mọi tham ô, lãng phí trong quá trình quản lý dự án; xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, bảo đảm bền vững, mỹ quan và hiệu quả của các công trình thuỷ lợi.
Về hệ thống tổ chức quản lý nhà nước: Kiện toàn bộ máy tổ chức thuỷ lợi ở các địa phương, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với các tổ chức ở địa phương nhằm thúc đẩy công tác quản lý công trình thuỷ lợi.
Đổi mới tổ chức các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước, thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu và đa dạng hoá hoạt động của các tổ chức này.
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi và kế hoạch tài chính cho
doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nước của công trình thủy lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;
- Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Cần đánh giá kỹ hơn thực trạng hệ thống công trì nh, những kết quả đã đạt được, những mô hình tổ chức đã và đang hoạt động tốt, có hiệu quả, những tồn tại trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nhất là nhận thức của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các ngành, cơ quan có liên quan; Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhiều văn bản pháp quy còn thiếu, chưa phù hợp, hoặc chưa được thực thi đúng mức, đặc biệt là các cơ chế chính sách về tài chính; Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu p hát triển trong giai đoạn hiện nay.
Giao Cục Thuỷ lợi chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng triển khai thực hiện các chương trình này.