Thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 55 - 56)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ

5. Thành tựu và khó khăn trong quản lý dự án đầu tư

5.2. Thành tựu đã đạt được

Bảng 15: Số lượng các công trình thuỷ lợi đã đưa vào sử dụndụng Năm Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 (%) 97/95 (%) 98/95 (%) 99/95 (%) Cả nước 15132 15390 15165 15480 15852 101,58 100,29 102,37 104,83 1. Đồng bằng và trung du sông Hồng 4247 4269 4243 4323 4326 100,52 99,91 101,46 101,86 2. Đồng bằng sông Cửu Long 1549 1553 1642 1762 1789 100,26 106 113,75 115,49 3. Miền núi phía Bắc 5608 5637 5337 5515 5625 100,52 95,17 98,34 99,89

4. Bắc Trung Bộ 2132 2564 2684 2196 2218 105,25 107,13 103 104,03

5. Duyên hải miền Trung 736 758 742 748 779 102,99 100,97 101,63 108,56

6. Tây Nguyên 458 416 427 434 477 101,96 104,66 106,37 115,2

7. Đông Nam Bộ 441 483 490 516 648 109,52 116,11 117 146,94

Nguồn: Tổng cục thống kê - Nông lâm ngư nghiệp 199811

Các quá trình tiến hành quản lý đầu tư phát triển ngành thuỷ lợi mặc dù còn nhiều hạn chế, tiêu cực, thực sự chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của ngành cũng như toàn dân. Song, đã phần nào mang lại những thành tựu và những đóng góp có lợi cho xã hội. Cụ thể :

- Giải quyết nhu cầu nước sạch cho cộng đồng dân cư ở nông thôn

- Góp phần thúc đẩy thành nhiều vùng kinh tế mới, tạo điều kiện định canh, định cư phát triển sản xuất nông nghiệp xoá đói, giảm nghèo.

- Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Đã xúc tiến xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể p hát triển kinh tế - xã hội của 2 đồng bằng này. (Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng VIE/89/034-677/TTg 23/8/97, Định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 -

2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi giao thông vận tải và xây dựng nông thôn đồng banừg sông Cưủ Long, 99/TTg 9/2/1996).

- Tăng diện tích tưới tiêu nước, góp phần mở rộng diện tích và chuyển dịch cơ cấu vụ mùa trong sản xuất lúa.

- Mở rộng diện tích tưới nước cho các cây công nghiệp, cây ăn quả p hục vụ vùng muôi, nuôi trồng thủy sản.

Phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long đã bồi đắp nên 2 đồng bằng đất đai màu mỡ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, 2 vựa lúa lớn của Việt Nam và cũng là một trong những cái nôi đầu tiên của loài người với nền văn minh lúa nước có lịch sử hàng nghìn năm

Đối mặt với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt người Việt đã sớm phải xây dựng những công trình trị thuỷ, nhưng phải tới thế kỷ IX mới có công trình kiên cố là đê bao thành Đại La với chiều dài 8.500 m, cao 6m. Ngày nay đã xây dựng được hệ thống đê có chiều dài 7700 km, trong đó đê sông 5700 km, đê biển 2000 km, ngoài ra còn 3000 km đê bao ngăn lũ ở Đồng băng sông Cửu long. Hệ thống đê điều của Việt nam có vị trí sống còn trong việc bảo vệ dân sinh - kinh tế.

Ngày nay ngành thuỷ lợi đã có hệ thống các công trình thuỷ lợi với năng lực thết kế tưới cho cho 3 triệu ha, ngăn mặn 700 nghìn ha. Hình thành 75 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa. Đã xây dựng 750 hồ chứa lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ, 2000 trạm bơm điện lớn và vừa có công suất 450MW, 300.000 máy bơm dầu. Tưới cho 6 triệu ha lúa, 1 triệu ha hoa màu và cây công nghiệp , tiêu úng cho 86,5ha, tiêu úng xổ phèn cho 1,6 triệu ha, cải tạo 700.000 ha đất mặn ven biển, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu dân cư ở các vùng đô thị, nông thôn, cung cấp nguồn nước cho các khu công nghiệp, phát điện với công suất 4.391 MW, vùng chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp , 80% diện tích trồng lúa được tuới.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi việt nam trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)