- Về hứng thú học tập của học viên
Kết quả quan sát và trả lời phiếu của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng về sự hứng thú của bản thân trong các giờ học chuyên đề “ Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng” theo 4 mức độ được thống kế qua số liệu bảng 3.7 và biểu đồ 3.4.
Bảng 3.7. Mức độ hứng thú môn học của lớp thực nghiệm và đối chứng
LỚP MỨC ĐỘ HỨNG THÚ (Tỷ lệ%)
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Thực nghiệm 66.1 19.3 11.2 3.2
Biểu đồ 3.4 : Mức độ hứng thú học tập của lớp TN và lớp ĐC
Qua kết quả trên cho thấy:
- Hứng thú nhận thức của học viên hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. Tỷ lệ học viên hứng thú trong các khối lớp có sự chênh lệch.
- Ở lớp thực nghiệm, mức độ học viên rất thích và thích giờ lên lớp chiếm một tỷ lệ khá cao (85,4%). Trong đó số lượng học viên tỏ ra thích chiếm tỷ lệ 66.1%. Còn ở khối lớp đối chứng tỷ lệ này chiếm 70.7%. Mức độ rất thích chiếm 38.7%.
- Hai mức độ học viên tỏ ra bình thường hoặc không thích giờ lên lớp ở khối lớp đối chứng có biểu hiện rõ (chiếm tỷ lệ 29.3%). Trong đó 11.6% học viên tỏ ra không thích giờ lên lớp. Các tỷ lệ này ở lớp thực nghiệm chiếm tỷ lệ rất nhỏ (14.4%). Trong đó rất ít học viên có biểu hiện không thích (3.2%). Mức độ rất không thích ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều không có ý kiến nào.
Kết quả phỏng vấn sâu học viên để tìm hiểu những lý do khiến học viên cảm thấy hứng thú trong các các giờ dạy cho thấy:Phần lớn học viên hứng thú với môn học là do:
- Giờ lên lớp của giáo viên phù hợp với phong cách học tập của các em (95%);
- Học viên được tham gia học tập một cách tích cực (95%).
- Đặc biệt học viên cho rằng giờ lên lớp theo các biện pháp như trên đã tạo cho các em sự hấp dẫn trong giờ lên lớp (96.3%).
Điều đó chứng tỏ với cách tổ chức dạy học trên đã kích thích hứng thú học tập của học viên. Ngược lại cũng còn một số học viên cho rằng giờ lên lớp trên là quá sức (3.7%) và giờ lên lớp khó hiểu (3%). Đồng thời cũng còn một số ít học viên không thích học chuyên đề “Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng”. Dĩ nhiên việc không thích hay ý kiến cho rằng giờ lên lớp là quá tải thường xẩy ra ở các em thông thích chuyên đề “Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng”
- Về mức độ hoạt động của học viên trong giờ lên lớp
Đa số học viên ở các lớp thực nghiệm có sự tập trung chú ý tham gia giải quyết vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Hoạt động chung của tập thể ít xảy ra mà chủ yếu là hoạt động của nhóm phân hóa và hoạt động cá nhân với sự nỗ lực cao độ. Sự thờ ơ lạnh nhạt, thiếu chú ý đối với giờ lên lớp ngày càng ít, thay vào đó là sự khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo khả năng cá nhân.
Không khí lớp học ở những lớp thực nghiệm có phần yên tĩnh hơn so với những lớp đối chứng hay những lớp bình thường khác. Nhưng sự suy tư, sự say mê, tích cực lại chứa đựng bên trong mỗi cá nhân.
Việc phân nhóm học tập giúp cho sự tiếp thu của học viên có chọn lọc, học viên học theo cách hiểu của mình và được bổ sung, hoàn thiện qua trao đổi nhóm và với giáo viên. Chính việc tham gia hoạt động nhận thức tích cực là nguyên nhân hình thành nên hứng thú nhận thức của học viên trong quá trình học tập.
Sự tập trung chú ý giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có những biểu hiện không giống nhau.
Quan sát ở lớp đối chứng cho thấy chỉ những lúc giáo viên đặt tình huống yêu cầu học viên thực hiện, thì lúc đó học viên mới tập trung. Còn sau khi học viên giải quyết xong tình huống họ lại thiếu sự tập trung. Mối quan hệ
dạy học mang nặng tính một chiều, thầy giảng - trò nghe, ghi chép. Học viên ít có điều kiện để suy nghĩ, vì nhiệm vụ học tập không thôi thúc cá nhân mạnh mẽ. Trong lớp xuất hiện sự “giả vờ chú ý”.
Đối với lớp đối chứng: Một số học viên cũng có sự tập trung chú ý đối với tiến trình giờ lên lớp thông qua sự theo dõi, quan sát, ghi chép bài một cách có chủ định, tham gia giờ lên lớp một cách tích cực. Đây thường là những học viên khá - giỏi.
Đối với lớp thực nghiệm: Sự tập trung chú ý của học viên thể hiện rất cao qua việc theo dõi tiến trình giờ lên lớp, quan sát, tập trung suy nghĩ, phân tích, xử lý các tình huống học tập để hoàn thành nhiệm vụ được đặt ra trong từng bước lên lớp. Các nhóm phân hoá luôn luôn phiên phát biểu xây dựng bài. Trong lớp không có trường hợp học viên ngồi chơi, mà người nào việc ấy.
Quá trình dạy học thường yêu cầu tính tích cực, tính tự giác cao đối với học viên, một số ít có biểu hiện thụ động trong giờ lên lớp thì được giáo viên hướng dẫn gợi ý, còn lại đa số học viên đều hướng vào tiến trình của giờ lên lớp. Thời gian duy trì chú ý của học viên tương đối dài.
Kết luận chương 3
Sau thực nghiệm, kết quả học tập của học viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này khẳng định các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX đã có tác động đến kết quả học tập của học viên.
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn đã góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở TTGDTX. Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để học viên được học tập theo nhịp độ riêng, theo phong cách học tập của mình, giúp cho quá trình dạy học sát với đối tượng do đó thúc đẩy được tính tích cực nhận thức, tính tích cực học tập của học viên. Hầu hết học viên đều có kết quả học tập đáp ứng tốt với mục tiêu dạy học đã xác định.
Không khí lớp học sôi nổi, ồn ào hơn nhưng sự ồn ào này là trạng thái tích cực của hoạt động, tích cực học tập của học viên. Với không khí sôi động khẩn trương người nào việc ấy, giảm các tỷ lệ học viên thiếu năng động, nhút nhát trong học tập. Các học viên từ giỏi đến kém đều làm việc, đều được kiểm tra và đánh giá. Khác với giờ lên lớp truyền thống hầu như chỉ thấy học viên khá - giỏi xung phong giải quyết tình huống, chữa bài tập còn học viên kém thì ngồi im.
Đối với giáo viên, qua vận dụng các biện pháp, kỹ thuật nêu trên giúp họ rèn luyện, nâng cao tay nghề, khắc phục lối giảng giải lý thuyết, hạn chế sự gò ép học viên trong dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Phong cách học tập là toàn bộ những phản ứng, thủ thuật tiếp nhận và xử lý thông tin tương đối ổn định (mang tính trội) trong các tình huống học tập của người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập đã đề ra. Phong cách học tập thể hiện rõ nét phong độ, kĩ năng học tập nổi trội, thói quen và các sử dụng giá trị các nhân (kinh nghiệm) của người học trong hoạt động học tập. Dựa trên “Mô hình phong cách học tập là các ưu thế linh hoạt trong học tập” theo phân loại phong cách học tập của hai tác giả Honey và Mumford, tác giả luận án xác định các loại phong cách học tập cơ bản của học viên người lớn như sau: Phong cách học tập người hoạt động; Phong cách học tập người
phản ánh; Phong cách học tập người lý thuyết; Phong cách học tập người thực tế.
Phong cách học tập là một trong những đặc điểm của cá nhân người học. Người học có thể học tập theo những cách học tập khác nhau, nhưng sẽ có một phong cách học tập đặc trưng ở từng giai đoạn phát triển của người học. Người học ở các trung tâm GDTX là những học viên đã trưởng thành, do đó phong cách học tập của họ được định hình rõ nét.
2. Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn là quá trình thiết lập và vận hành mối quan hệ giữa các thành tố: hoạt động dạy, nội dung dạy học và hoạt động của học viên nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho học viên sáng tạo trong tiếp nhận, xử lí thông tin, giải quyết nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra đồng thời tạo ra tính toàn vẹn của quá trình dạy học.
Ngoài những nguyên tắc tổ chức dạy học nói chung, tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là nguyên tác tập trung vào học viên và nguyên tắc
phân hóa, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn các hình thức dạy học có ưu thế để tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên; Kết hợp giữa phát huy được điểm mạnh và khắc phục hạn chế của từng loại
phong cách học tập; Chú ý đến những khác biệt về phong cách học tập của học viên do ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, độ tuổi, văn hóa và thành tích học tập.
3. Học viên người lớn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã hình thành phong cách học tập và thường học tập theo phong cách đó. Tuy nhiên, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đế phong cách học tập của họ và học viên chưa được học tập phù hợp với phong cách học tập của mình. Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân như: nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên về dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên; phương pháp và kỹ thuật dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên của giáo viên còn hạn chế; điều kiện để giáo viên có thể dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên chưa được đảm bảo.
4. Để tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của người học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên, quá trình dạy học phải thực hiện theo những bước phù hợp với lôgic của quá trình dạy học, đồng thời thể hiện được đặc điểm của dạy học dựa vào phong cách học tập của người học. Muốn vậy, các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên tại các TTGDTX phải xác lập được tính quy trình để học viên học tập theo phong cách học tập của họ, đồng thời phải có những tác động mang tính kĩ thuật để tính tích cực học tập của họ được phát huy ở mức độ cao.
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên tại các TTGDTX là tổ hợp những tác động sư phạm của giáo viên hướng đến học viên và hoạt động của họ nhằm tạo mội trường và điều kiện thuận lợi cho học viên đạt được mục tiêu học tập theo phong cách học tập của mình. Vì thế, các biện pháp này phải đảm bảo những nguyên tắc chung của dạy học phân hóa, dạy học nhóm và các nguyên tác chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể như: nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học, nguyên tắc tính hệ thống và nguyên tắc tính thực tiễn.
Với các nguyên tắc và yêu cầu trên, luân án đã đề xuất 4 biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX là:
người lớn tại TTGDTX;
2/ Lập kế dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX;
3/ Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX;
4/ Hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX.
5. Sau thực nghiệm, kết quả học tập của học viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này khẳng định các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX đã có tác động đến kết quả học tập của học viên.
Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn đã góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở TTGDTX. Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để học viên được học tập theo nhịp độ riêng, theo phong cách học tập của mình, giúp cho quá trình dạy học sát với đối tượng do đó thúc đẩy được tính tích cực nhận thức, tính tích cực học tập của học viên. Hầu hết học viên đều có kết quả học tập đáp ứng tốt với mục tiêu dạy học đã xác định. Đối với giáo viên, qua vận dụng các biện pháp, kỹ thuật nêu trên giúp họ rèn luyện, nâng cao tay nghề, khắc phục lối giảng giải lý thuyết, hạn chế sự gò ép học viên trong dạy học.
2. Kiến nghị
- Về phía các trung tâm GDTX:
Cần tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho HV (VD như: phòng học sạch sẽ, thoáng mát, có đầy đủ phương tiện dạy – học; thư viện có đầy đủ, đa dạng các giáo trình, tài liệu tham khảo; thường xuyên tổ chức, phát động các đợt thi đua dạy tốt – học tốt, các cuộc hội thảo chuyên đề, semina...) nhằm giúp hình thành và phát triển động lực và hứng thú trong học tập cho HV.
- Về phía giáo viên:
các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ cũng như động viên khen thưởng kịp thời đối với các hoạt động học của HV nhằm hình thành, nâng cao động cao - hứng thú học tập cho học viên.
- Về phía các học viên:
Học viên cần phải tích cực tổ chức và tham gia vào các buổi thảo luận, xemina, hội thảo, nghiên cứu khoa học, các câu lạc bộ ... nhằm góp phần mở rộng, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn. Đồng thời, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để học viên sử dụng kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện, nâng cao các khả năng: giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích so sánh... từ đó góp phần hình thành PCH tích cực, hiệu quả cho bản thân.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. "Đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh", Tạp chí giáo dục số 216 ký 2, tr 13, 14, 17.
2. "Dạy học dựa vào các tiện ích của công nghệ thông tin ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương", Tạp chí giáo dục số 261 kỳ 1, tr 57, 58, 61.
3"Một số vấn đề về phong cách học tập của học viên hệ vừa làm vừa học", Tạp chí giáo dục số 281 kỳ 1, tr 15,16, 17,18.
4. "Đặc điểm học tập của học viên người lớn ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh", Tạp chí giáo dục số 291 kỳ 1, tr 25,26,29.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Như An (1991), Phương pháp giảng dạy giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Babanxki. I.U, (1981) Tối ưu hóa quá trình dạy học, Cục đào tạo – bồi dưỡng, Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
3. Babanxki. I.U, (1986), Giáo dục học, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 4. Lê Khánh Bằng (1989). Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình
dạy học ở đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp – Tập I,
ĐHSP Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học