Nghĩa sư phạm của phong cách học tập

Một phần của tài liệu Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 32 - 38)

1.2.3.1. Phong cách học tập phản ánh những yêu cầu về tâm - sinh lý học trong dạy học

thuẫn xã hội – nhận thức là khái niệm trung tâm thay thế cho khái niệm xung đột nhận thức của Pagie. Vì vậy, khi xây dựng mô hình lý giải việc học, các nhà tâm lý học – xã hội dành ưu tiên cho các mẫu thuẫn thường xẩy ra trong những cuộc tranh luận của chủ thể với những tương tác xã hội tác động đến suy nghĩ học tập. Mâu thuẩn thường làm cho các quan điểm bị phân tán và do đó, chủ thể ý thức về tư duy của mình. Sự tương tác xã hội buộc chủ thể phải kết hợp hành động của mình với người khác, lôi cuốn họ vào một quá trình mâu thuẫn và phân tán quan điểm giữa chủ thể với các thành viên khác.

Các mâu thuẩn được giải quyết thông qua sự hợp tác với tập thể sẽ làm cho chủ thể cấu tạo lại nhận thức của mình. Kết quả là cấu trúc nhận thức cũ bị phá vỡ và được thay thế bằng một cấu trúc nhận thức mới [30, tr 11]. Một trong những điều kiện quan trọng để có sự hợp tác giữa các cá nhân trong học tập là sự đồng nhất về một số phương diện nào đó. Phong cách học tập là trường hợp cụ thể của sự đồng nhất đó. Những người học có cùng phong cách học tập sẽ dễ dàng hơn trong sự thống nhất phương án giải quyết mẫu thuẫn, giải quyết vấn đề

trong học tập.

Lý thuyết về học tập dựa trên lý thuyết sinh học, đặc biệt là lý thuyết về trí thông minh đã lý giải về những đặc điểm nổi trội của mỗi người học là phụ thuộc và dạng/loại trí thông minh của cá nhân.

Lý thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner là cơ sở lý giải cách thức tiếp nhận, xử lí thông tin của cá nhân từ đó tạo ra phong cách học tập đặc trưng của cá nhân. Những người cùng có kiểu trí thông minh như nhau sẽ giống nhau về phong cách học tập. Các luận điểm quan trọng của luận thuyết này là [83, tr 28 – 31]; [82]:

- Mỗi trí thông minh đều có khả năng được biểu tượng hóa

Khả năng biểu tượng hóa trong tư duy con người hay khả năng diễn đạt những ý tưởng, kinh nghiệm thông qua việc miêu tả các hình ảnh, con số và từ ngữ, là dấu hiệu để xác nhận trí thông minh của con người.

Trí thông minh không phải là một điều gì lạ thường và có tính tuyệt đối như những người trung thành với quan niệm về trí thông minh theo kiểu chỉ số IQ phát biểu. Thật ra, mỗi loại trí thông minh biểu hiện vào một thời điểm xác định trong thời thơ ấu, chúng đều có một chu kỳ bộc lộ và phát triển tiềm năng rực rỡ trong chiều dài cuộc đời và bao gồm cả việc mỗi loại có một hình mẫu duy nhất về quá trình suy giảm nhanh chóng hay từ từ khi một người già đi.

- Mỗi trí thông minh đều sẽ tổn thương và biến mất khi có các tác động xâm phạm và gây hại đến những vùng đặc trưng của nó trong não người

Trí thông minh có thể bị cô lập khi não bị tổn thương. Để được công nhận và có thể tồn tại, bất kỳ lý thuyết nào về trí thông minh đều phải dựa trên cơ sở sinh học, nghĩa là được bắt nguồn từ cấu trúc vật chất của não bộ.

- Mỗi loại trí thông minh đều có những nền tảng giá trị văn hóa riêng của nó

Những biểu lộ của trí thông minh được đánh giá một cách tốt nhất bằng việc nhìn vào những khả năng đóng góp cao nhất của nó đối với xã hội chứ không phải là việc dành được kết quả tốt hay không trong các cuộc kiểm tra.

1.2.3.2. Phong cách học tập là cơ sở để tổ chức dạy học phân hóa

Dạy học dựa vào phong cách người học là một chiến lược dạy học, tuy nhiên khi xem xét nó trong quan hệ với những mô hình, chiến lược dạy học khác, chẳng hạn chiên lược dạy học phân hóa thì dạy học dựa vào phong cách người học là một trong những hình thức của dạy học phân hóa.

Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông HS, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV khó có thể chăm lo từng HS nên đã hình thành kiểu dạy học “thông báo đồng loạt”. Trước hết GV quan tâm đến việc hoàn thành nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng diễn giảng để cho mọi HS hiểu và nhớ những điều mình giảng. Cách dạy này đã sinh ra cách học tập thụ động cho nên hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy học. Để khắc phục được tình trạng này các nhà giáo dục kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của HS, thực hiện “Dạy học phân hóa”.

Thuật ngữ “Dạy học phân hóa” do Louis Legrand nhà giáo dục người Pháp đưa ra vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước khi ông bắt đầu thực hiện các nghiên cứu đổi mới các trường trung học.

Theo L.Legrand: vấn đề quan trọng không phải là kiến thức có sẵn được đưa vào môn học trong chương trình nhà trường mà chính là năng lực của từng học sinh như thế nào trước khối kiến thức đó. Do vậy chương trình giáo dục cần phải được thiết kế bằng những kỹ năng cập nhật được thông qua các hoạt động của chủ thể. Tiếp bước L.Legrand là Carol Ann Tomlinson. Bà xác định “phân hóa là một cách dạy học mà theo đó, giáo viên tích cực thay đổi hoặc điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy, các nguồn lực, hoạt động học và những sản phẩm của học sinh để đáp ứng nhu cầu của cá nhân học sinh” [59].

Ở Việt Nam, theo tác giả Đặng Thành Hưng: Dạy học phân hóa

(Differeciated Instruction) được hiểu là quá trình dạy học có phân biệt những người học hay nhóm người học, chứ không tiến hành giảng dạy chung chung. Đó là chiến lược dạy học dựa vào sự khác biệt cá nhân và nhóm người học.

[27]

Trên thực tế mỗi người học thực hiện một quá trình học tập không hoàn toàn như nhau vì nhu cầu, năng lực, hành vi học tập của mỗi người không như nhau. Trong khi đó người dạy lại thường có trách nhiệm giảng dạy ở quy mô lớp và nhóm, dựa trên một chương trình học chung. Vì thế khi sử dụng mô hình chung này nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt đó thì hiệu quả dạy học cao hơn. Dạy học phân hóa là cách khắc phục lối dạy cào bằng, hời hợt và nhấn mạnh hoạt động của người học và đáp ứng tốt nhất lợi ích cá nhân của họ.

Theo tác giả Tôn Thân: Dạy học phân hóa là một quan điểm dạy học

đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, sở thích, nhu cầu, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập tốt nhất và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học.[dẫn theo 26]

Từ những định nghĩa của các tác giả khác nhau, có thể quan niệm: Dạy học phân hóa là một mô hình/chiến lược dạy học tập trung vào việc thiết kế và thực thi dạy học xuất phát từ tình hình thực tế của HS, dựa vào đặc điểm cá nhân, tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọng...của các HS mà tìm cách dạy cho phù hợp.

Dạy học phân hóa có thể thực hiện ở 2 cấp độ: Dạy học phân hóa ở cấp vĩ mô (phân hóa ngoài), là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại trường khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình GD khác nhau.

Dạy học phân hóa ở cấp vi mô (phân hóa trong), là tổ chức quá trình

dạy học với việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong tiết học của lớp học cùng một chương trình và sách giáo khoa có tính đến đặc điểm, hoàn cảnh, năng lực, nhu cầu...cá nhân HS.

Là một hình thức của dạy học phân hóa, dạy học dựa vào phong cách học tập của người học là dạy học dựa vào sự khác biệt của nhóm người học, trong đó, nội dung và các hoạt động dạy học được thiết kế và thực hiện phù hợp với phong cách học tập của nhóm người học.

Học tập là quá trình và hoạt động phức tạp, phong phú, đa chất lượng, đa thành phần, đa nội dung và giàu giá trị hơn rất nhiều so với nhận thức, thực hành…, kể cả so với nhận thức của nhà khoa học. Trong học tập tích hợp rất nhiều dạng hành vi và hoạt động khác nhau của cá nhân, kể cả các hoạt động sinh lý, tâm lý và xã hội. Do đó, học tập là hoạt động của người học và do người học.

Với quan niệm như trên, sứ mệnh cao cả của dạy học và của người dạy trong quá trình dạy học là hình thành và phát triển hoạt động học của người học. Điều này đồng nghĩa với việc tích cực hóa người học. Theo đó mục đích của dạy học dựa vào phong cách học tập của người học hướng đến mục đích của dạy học phân hóa là làm cho các thành tố cũng như sự vận hành được thiết kế, tổ chức sao cho của chúng phù hợp với đặc điểm cá nhân người học hoặc nhóm người học, nhờ đó mà giúp nhóm người học cũng như cá nhân người học hình thành và phát triển được hoạt động học tập của mình. Như

vậy, dạy học dựa vào phong cách học tập của người học là nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của người học trong hoạt động học tập, gia tăng tính tích cực học tập (tích cực hóa học tập) của người học.

1.2.3.3. Phong cách học tập là một trong những tiêu chí để tạo dựng nhóm học tập trong dạy học nhóm

Trong lý luận dạy học, dạy học nhóm (dạy học theo nhóm) được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu về dạy học nhóm được khái quát thành ba xu hướng sau [28; tr 30 – 32]:

- Dạy học nhóm là một hình thức tổ chức dạy học

Khi đề cập đến dạy học nhóm như một hình thức tổ chức dạy học tức là đã xem nó như một cách thức tổ chức tiến hành hoạt động dạy học cho phù hợp với mục đích, nội dung dạy học. Nói cách khác, khi đó dạy học nhóm thể hiện các dấu hiệu sau của hình thức tổ chức dạy học:

+ Hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh

+ Tiến hành trong một không gian và thời gian nhất định

+ Khi tiến hành phải sử dụng một tổ hợp phương pháp và phương tiện dạy học

+ Cách sắp xếp, cấu trúc các yếu tố trong QTDH trở thành một chỉnh thể, chặt chẽ, phù hợp với mục đích sư phạm: các khâu, các hoạt động, các bước tiến hành theo quy định của nội dung chương trình, thời khóa biểu một cách nghiêm ngặt, trình tự công việc của giáo viên, học sinh được quy định một cách cụ thể.

- Dạy học nhóm như một phương pháp dạy học

Đề cập tới dạy học nhóm với tư cách là phương pháp dạy học tức là xác định đó là một cách thức, một con đường để đạt được mục đích của dạy học. Khi đó dạy học nhóm sẽ thể hiện những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học là:

+ Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò

+ Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động của học sinh do giáo viên thực hiện

+ Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt đến mục đích đã đặt ra

+ Phản ánh sự vận động của nội dung dạy học đã được quy định trong chương trình.

- Dạy học nhóm là giao thoa giữa phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.

Xu hướng này cho rằng dạy học nhóm vừa mang những đặc điểm của phương pháp dạy học, vừa mang những đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học.

Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án, tiếp cận dạy học nhóm với tư cách là hình thức tổ chức dạy học được sử dụng trong nghiên cứu luận án. Theo đó, phong cách học tập là tiêu chí được lựa chọn để hình thành các nhóm học tập của học viên tại trung tâm GDTX.

1.3. Phong cách học tập của học viên người lớn

Một phần của tài liệu Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w