Các mô hình phong cách học tập

Một phần của tài liệu Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 30 - 32)

Kết quả tổng quan các nghiên cứu phân loại phong cách học tập (xem mục 1.2.1.2) cho thấy tính đa dạng của phong cách học tập. Tuy nhiên, có thể khái quát các mô hình phong cách học tập sau:

Theo mô hình này, người học sẽ có phong cách học tập thuộc một trong bốn loại phong cách học tập sau:

- Người học theo thính giác (Auditory Learners) - Người học thị giác (Visual Learners)

- Người học xúc giác ( Tactile Learners)

- Người học chuyển động ( Kinesthetic learners)

1.2.2.2. Mô hình phong cách học tập phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức, gồm nhiều khả năng khác nhau.

Mô hình này xác định 2 loại phong cách học tập của người học là: - Người học lĩnh vực độc lập

- Người học lĩnh vực phụ thuộc

1.2.2.3. Mô hình phong cách học tập là tập hợp các kiểu nhân cách

Mô hình này xác định các loại phong cách học tập của người học gồm: - Người học đổi mới (Innovative learners)

- Người học phân tích (Analytic learners)

- Người học thông thường (Common sense learners ) - Người học năng động (Dynamic learners )

1.2.2.4. Mô hình phong cách học tập là các ưu thế linh hoạt trong học tập

Davi Kolb, tiếp đó là Honey và Mumford là những đại diện tiêu biểu xây dựng mô hình phong cách học tập dựa vào các ưu thế linh hoạt trong học tập.

Bảng 1.2: Các loại PCHT theo Kold và Honey – Mumford

Tác giả Kold Honey – Mumford

Loại PCHT

Năng động (active) Người hoạt động (activisits) Phản ánh (reflective) Người phản ánh (reflectors)

Trừu tượng (abstract) Người lý thuyết (theorists) Cụ thể (concrete) Người thức tế (pragamatists)

1.2.2.5. Mô hình phong cách học tập dựa trên cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập

Entwistle và Vermunt đã đề xuất các phong cách học tập dựa vào định hướng học tập như mô tả của bảng 1.3.

Bảng 1.3: Phân loại phong cách học tập dựa vào định hướng học tập của Entwistle và Vermunt

Tác giả Entwistle Vermunt

Định hướng

học tập

Sâu sắc (Deep) Định hướng ý nghĩa (meaning-directed) Bề mặt (Surface) Định hướng ứng dụng (application – directed) Chiến lược

(strategic)

Định hướng tái hiện (reproduction – directed)

Không có định hướng (undirected) Qua phân tích, đánh giá 5 mô hình PCHT dựa trên sự phân loại phong cách học tập do Trung tâm nghiên cứu học tập và kỹ năng tại Anh đã hệ thống, tác giả luận án lựa chọn “Mô hình phong cách học tập là các ưu thế

linh hoạt trong học tập” dựa trên kết quả phân loại phong cách học tập của

hai tác giả Honey và Mumford làm cơ sở để nghiên cứu về phong cách học tập của học viên ở các trung tâm GDTX.

Sự lựa chọn này xuất phát từ lý do:

- Cơ sở thực hiện phân phân loại phong cách học tập của Honey và Mumford không chỉ dựa trên nền tảng sinh học – chức năng não bộ – bộ máy học của người học mà còn chú ý đến các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh nghiệm của người học, coi đó là những yếu tố ảnh hưởng và có thể làm thay đổi PCHT của người học.

- Cách phân loại của Honey và Mumford cho phép xác định rõ phong độ, kĩ năng học tập nổi trội, thói quen và cách sử dụng giá trị cá nhân (kinh nghiệm) của người học trong hoạt động học tập;

- Các phong cách học tập theo phân loại của Honey và Mumford đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về phong cách học tập ở các nước, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w