Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các giờ lên lớp chuyên đề “Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng”.
Nội dung thực nghiệm là các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX đã được đề xuất ở chương 2 luận án. Trong đó trọng tâm là “Qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn”. Nội dung thực nghiệm này được tiến hành trên thực tế tổ
chức giờ học thực hiện bài 1: Tổ chức công tác kế toán thuộc chuyên đề “Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng”.
Khi tổ chức dạy học theo qui trình này, các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn đã đề xuất như : “Lập kế dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX”; “Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX”; “Hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX”. Cụ thể là:
- Biện pháp: Lập kế dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX
Biện pháp này thể hiện rõ trong kế hoạch dạy học được thực hiện ở lớp thực nghiệm như giới thiệu dưới đây:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tổ chức công tác kế toán
và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng
(180 phút)
--- Bài 1: Tổ chức công tác kế toán
Thời lượng giảng dạy: 120 phút
Giảng dạy tại lớp: Chứng chỉ kế toán trưởng Tổng số học viên: 47
Độ tuổi trung bình: 37 tuổi
Những kiến thức sv đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
-Bản chất của Kế toán quản trị trong DN
- Vai trò của Kế toán quản trị trong DN
- Nội dung, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán
- Tổ chức chứng từ kế toán
- Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt
1. Mục đích
Trên cơ sở những kinh nghiệm đã có của học viên về lĩnh vực kế toán, hỗ trợ học viên thiết kế được các công việc trong tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp.
2. Kết quả mong đợi
Kết thúc bài học, học viên có khả năng:
- Mô tả cụ thể các công việc trong công tác kế toán của doanh
nghiệp;
- Xác định được những hoạt động chính của công tác kế toán doanh nghiệp;
- Đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác kế toán trưởng doanh nghiệp.
3. Phương tiện đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên những biểu hiện sự thay đổi trong kinh nghiệm của người học về các vấn đề:
- Bối cảnh của doanh nghiệp và công tác kế toán hiện nay; - Các nội dung cơ bản của công tác kế toán doanh nghiệp; và - Kết quả làm bài tập với các Phiếu bài tập.
4. Tài liệu và thiết bị dạy học cần thiết
- Các phiếu bài tập:
+ Phiếu trắc nghiệm PCHT của Honey và Mumford + Số 1: dành cho nhóm phong cách học tập Người thực tế + Số 2: dành cho nhóm phong cách hoc tập Người lí thuyết + Số 3: dành cho nhóm phong cách hoc tập Người phản ánh + Số 4: dành cho nhóm phong cách học tập Người hành động
- Tài liệu phát tay:
+ Tài liệu phát tay số I: Nội dung, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán
+ Tài liệu phát tay số II: Tổ chức chứng từ kế toán
+ Tài liệu phát tay số III: Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt
- Thiết bị: Giấy Ao. bút, kéo,…. 5. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HV Ghi chú
10' - Tổ chức để học viên làm trắc nghiệm PCHT của Honey và Mumford + Hướng dẫn HV điền phiếu trắc nghiệm + Hướng dẫn tính điểm trắc nghiệm - Tạo nhóm học tập, giới thiệu về đặc điểm của mỗi nhóm
- Lựa chọn câu trả lời trong phiếu trắc nghiệm
- Tính điểm bài trắc nghiệm của mình
- Về nhóm học tập; lắng ghi giới thiệu nhóm của GV
Bước giới thiệu về nhóm phong cách học tập, GV có thể đọc khái quát những đặc điểm của từng phong cách học tập
Hoạt động của GV Hoạt động của HV Ghi chú
5' - Đặt câu hỏi:(i) Quan niệm của bạn về công tác kế toán?
(ii) Kế toán có phải là một nghề không? Vì sao?
- Chỉ định HV phát biểu ý kiến
- Tóm tắt các ý kiến để lý giải 2 câu hỏi đã đặt ra
- Giới thiệu chủ đề của bài học.
- Trao đổi với bạn về hai câu hỏi:
- Phát biểu quan điểm cá nhân
- Nêu câu hỏi (nếu có)
GV cần dẫn dắt để kết luận: Kế toán là một nghề, người làm công việc này phải được đào tạo, huấn luyện để nắm rõ đặc điểm lao động nghề nghiệp của mình. 30' - Phát cho mỗi HV một phiếu bài tập.
Phiếu bài tập học viên nhận theo nhóm học tập - Hướng dẫn thực hiện phiếu bài tập - Yêu cầu HV: + Viết câu trả lời của mình vào phiếu bài tập (bằng bút chì)
+ Trao đổi với người ngồi bên cạnh về kết quả thực hiện phiếu bài tập.
+ Mỗi HV tự hoàn thiện phiếu bài tập sau khi đã trao đổi cặp đôi.
- Phát tài liệu phát tay cho nhóm Người phản ánh
- Làm việc cá nhân
Ghi ý kiến cá nhân vào phiếu bài tập.
- Thảo luận cặp đôi: 2 HV trong nhóm làm thành một cặp, lần lượt từng cá nhân trình bày ý kiến của mình và có thể hỏi hoặc giải thích cho nhau để hoàn thành phiếu bài tập của mỗi người.
- Chia sẻ
Một số đại diện trình bày kết quả đã trao đổi theo cặp với cả lớp.
- Nhóm Người phản ánh nhận tài liệu phát tay
- Chú ý phần làm việc cá nhân của HV vì nó cho phép nắm được kinh nghiệm của họ về nghề nghiệp họ đang theo đuổi. Kết quả trao đổi cặp đôi cho phép sản phẩm của mỗi HV đã được bổ sung
- Biện pháp: Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX
Biện pháp này được thể hiện rõ trong các hoạt động do giáo viên tổ chức để học viên tham gia theo qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn, đặc biệt là trong kỹ thuật thiết kế tài liệu học tập dành cho học viên.
Điều này được thể hiện qua Tài liệu phát tay số I dưới đây (trích giới thiệu Tài liệu phát tay số I):
Hoạt động của GV Hoạt động của HV Ghi chú
5' Tổ chức để HV giải lao trí tuệ
Thực hiện theo sự hướng dẫn của NHD
Sử dụng các trò chơi 30' - Tổ chức cho các nhóm thảo luận kết
quả làm việc cặp đội trong nhóm
- Tổ chức thảo luận toàn lớp
- Nhóm trưởng điều kiển nhóm thảo luận;
- Thư kí nhóm ghi kết quả thảo luận của nhóm;
- Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả;
- Các HV ghi chép, nêu câu hỏi (nếu có)
Sản phẩm: kết quả thảo luận của từng nhóm
30' - Tóm tắt kết quả thảo luận của lớp. - Phát tài liệu phát tay I; II; III cho 3 nhóm còn lại. - Hướng dẫn HV viết tóm tắt về chủ đề “Công tác kế toán trong doanh nghiệp”
- Lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
- Đọc tài liệu phát tay - Kết nối kiến thức từ việc giải quyết nhiệm vụ học tập ở phiếu học tập để tìm câu trả lời cho chủ đề GV đã đặt ra
- Viết nhận xét theo gợi ý của GV
Sản phẩm: bản tóm tắt của cá nhân HV
10' - Kết luận chung- Phản hồi (thực hiện kĩ thuật 3.3) và giao nhiệm vụ tự học
- Lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
- Viết ra các ý kiến theo hướng dẫn của giáo viên - Ghi chép nhiệm vụ tự học
SP: Phiếu ý kiến của HV
TÀI LIỆU PHÁT TAY SỐ I Tổ chức công tác kế toán
và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng
(180 phút)
--- Bài 1: Tổ chức công tác kế toán
I. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị
1. Lược sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị
+ Trước 1960
Kế toán - Kế toán tài chính lập BCTC + Từ năm 1960 đến năm 1980
Kế toán - Kế toán tài chính lập BCTC
- Kế toán chi phí xác định và kiểm soát chi phí + Từ năm 1980 đến nay
Kế toán - Kế toán tài chính lập BCTC
- Kế toán quản trị - Xác định và k.soát chi phí
- Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị DN. Tại Việt Nam: Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế toán hỗn
hợp giữa KTTC và KTQT. Các yếu tố của KTQT biểu hiện qua một số điểm sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm, phục vụ cho quản lý và kiểm soát chi phí là nội dung của KTQT.
- Ph.pháp ph.bổ chi phí và tính giá trị hàng tồn kho là biểu hiện của KTQT.
- Kế toán chi tiết là 1 phần của KTQT. KTQT sử dụng kế toán chi tiết để lập các báo cáo đặc thù cung cấp cho NQL.
- Chế độ trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam thể hiện thông tin định hướng cho KTQT.
Năm 2003, Luật Kế toán qui định “Kế toán tại đơn vị gồm KTTC và KTQT”.
Tháng 6/2006, Bộ Tài chính ban hành thông tư 53 hướng dẫn thực hiện
KTQT trong doanh nghiệp.
2. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị
Luật Kế toán Việt Nam “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ DN”.
- KTQT thu nhận và tổng hợp các thông tin về các NVKT phát sinh;
- Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích và xử lý phục vụ cho công tác quản lý của nhà quản trị;
- KTQT cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế – tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý trong nội bộ DN;
- KTQT là một bộ phận của công tác kế toán; là công cụ quan trọng trong công tác quản lí
II. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
1. Điểm giống nhau
- Có cùng đối tượng nghiên cứu (Nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự kiện kinh tế tại DN).
- Cùng dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán (Hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo kế toán).
- Thể hiện trách nhiệm của người quản lý (Trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong DN).
2. Điểm khác nhau:
Căn cứ phân biệt
Kế toán tài chính Kế toán quản trị Chưc
năng cơ bản
Ghi chép các NVKT, công bố BCTC ra bên ngoài
Hỗ trợ cho việc ra quyết định, cung cấp thông tin nội bộ
Đối tượng sử dụng thông tin
Cá nhân, tổ chức bên ngoài DN
Nhà quản trị trực tiếp điều hành hoạt động DN
Tính chất thông tin
- Phản ánh quá khứ - Tuân theo đúng chuẩn mực, nguyên tắc kế toán - Giải thích
- Hướng về tương lai - Linh hoạt, tốc độ, thích hợp
- Lập kế hoạch và kiểm tra Phạm vi báo cáo Toàn DN Từng bộ phận, từng khâu công việc Kỳ báo cáo
Định kì (quí, năm) Thường xuyên hơn. Tính
pháp lệnh
Có tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh
Dạng thông tin
Bằng thước đo tiền tệ Tiền, vật chất, thông tin về hoạt động.
III. Tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp
1. Mô hình tổ chức KTQT trong doanh nghiệp
- Tổ chức hệ thống KTQT kết hợp với KTTC: Tổ chức KTTC và KTQT kết hợp theo từng phần hành kế toán.
- Tổ chức hệ thống KTQT độc lập với KTTC: Tổ chức KTQT và KTTC tách biệt trong phòng kế toán.
- Hình thức hỗn hợp (kết hợp hai hình thức trên): Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, nội dung khác theo hình thức kết hợp.
- Biện pháp: Hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX
Biện pháp này được thể hiện qua thiết kế các phiếu học tập dành cho các nhóm học tập với phong cách học tập khác nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập được GV đặt ra trong giờ học. Phiếu bài tập được thiết kế trong dạy thực nghiệm dành cho các nhóm cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập nhưng với các yêu cầu khác nhau:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2: NHÓM NGƯỜI THỰC TIỄN Tổ chức công tác kế toán
và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng PHIẾU BÀI TẬP SỐ I: NHÓM NGƯỜI LÍ THUYẾT
Tổ chức công tác kế toán
và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng
(180 phút)
--- Bài 1: Tổ chức công tác kế toán
Hãy viết ra và trao đổi với bạn học bên cạnh về các vấn đề dưới đây:
I. Nội dung, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán + Sự cần thiết của công tác kế toán?
+ Trình bày một số khái niệm về tổ chức kế toán + Những nguyên tắc tổ chức kế toán
II. Tổ chức chứng từ kế toán
Tổ chức tốt chứng từ sẽ đảm bảo cho hệ thống thông tin ban đầu được đầy đủ. Tổ chức tốt chứng từ sẽ giúp cho việc kiểm tra đối chiếu xác minh các nghiệp vụ được đúng đắn, làm cơ sở cho việc sử lý, quy trách nhiệm được cụ thể, chính xác. Vậy trong hoạt động kế toán thì việc tổ chức tốt chứng từ kế toán có vai trò như thế nào?
III. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt
Tại sao chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện?
PHIẾU BÀI TẬP SỐ II: NHÓM NGƯỜI THỰC TIỄN Tổ chức công tác kế toán
và vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng
(180 phút)
---