Nguyên tắc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học

Một phần của tài liệu Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 47 - 49)

viên người lớn tại TTGDTX

Ngoài những nguyên tắc tổ chức dạy học nói chung, tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản sau:

1.4.3.1. Nguyên tắc tập trung vào học viên

Như đã khẳng định, dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn, về bản chất là tổ chức dạy học dựa vào kinh nghiệm của học viên, khai thác các ưu thế trội của học viên trong hoạt động học tập. Muốn vậy, dạy học phải tập trung vào người học để phát hiện phong độ, kĩ năng hoạt động trội cũng như giá trị, thái độ và cách thể hiện, sử dụng giá trị cá nhân của học viên trong hoạt động học tập.

Nguyên tắc dạy học tập trung vào người học có nội dung khái quát là: - Chuyển hóa mục tiêu dạy học thành mục tiêu học tập của học viên. Hoạch định mục tiêu dạy học là công việc của giáo viên, do vậy mục tiêu dạy học là khách quan đối với học viên. Là cái khách quan, nên để có thể thực hiện mục tiêu dạy học cần phải chuyển hóa nó thành mục tiêu học tập của học viên. Muốn vậy, việc thiết kế mục tiêu dạy học phải dựa trên kinh nghiệm của học viên, để các thành phần của mục tiêu dạy học có mối quan hệ nhất định với những kinh nghiệm đã có của học viên. Bên cạnh đó, việc biểu đạt mục tiêu dạy học phải được thực hiện bởi những kỹ thuật nhằm tạo ra được tính chất của vấn đề nhằm tập trung sự chú ý và kích thích tính tích cực học tập của học viên.

- Tạo môi trường thuận lợi để học viên học tập theo phong cách học tập của mình.

Phong cách học tập thể hiện rõ nét phong độ, kĩ năng học tập nổi trội, thói quen và cách sử dụng giá trị cá nhân (kinh nghiệm) của người học trong hoạt động học tập. Mặt khác, mỗi học viên có thể đều kết hợp nhiều phong cách học tập khác nhau, tuy nhiên, trong các PCHT đó sẽ có một PCHT đóng vai trò chủ đạo, ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của việc chiếm lĩnh tri thức của học viên. Vì thế, học viên người lớn cần phải có một môi trường học tập thuận lợi để có thể phát huy tốt nét phong độ, kĩ năng học tập nổi trội, thói quen và cách sử dụng giá trị cá nhân (kinh nghiệm) của người học trong hoạt động học tập. Muốn vậy, giáo viên phải sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các chiến lược, phương pháp và kỹ thuật dạy học kích thích hoạt động dạy và hoạt động học của học viên.

1.4.3.2. Nguyên tắc phân hóa

Với mục đích tích cực hóa học tập của học viên, dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên đã thực hiện cách tiếp cận hướng vào người học, dựa vào người học và hoạt động của chính người học. Dó đó, quá trình dạy học (độ khó, sự phức tạp của nội dung học vấn và tài liệu học tập; phương pháp và phương tiện dạy học, công cụ và điều kiện học tập; nhịp độ dạy và học, các biện pháp tổ chức, quản lý trong dạy học) và nhiệm vụ học tập cần phải tương thích với bản chất của người học, với trình độ phát triển và mức độ phong phú về hoạt động của học viên.

Tính tích cực học tâp có 2 thành phần cơ bản: 1/ Năng lực học tập - những tri thức và kỹ năng về và để tiến hành các phương thức hoạt động, nói đơn giản hơn, cá nhân có đủ sức, đủ khả năng thực hiện được việc ấy hay không, có học nổi không; 2/ Động cơ học tập - đối tượng hoặc những đối

tượng bên ngoài được chủ thể hóa trong các cấu trúc tình cảm, nhu cầu, ý chí, lý trí, hứng thú bên trong cá nhân, tức là cá nhân nhận thấy mục tiêu của mình sau những đối tượng này. Vì thế, quá trình dạy học và các nhiệm vụ học tập cần phải thích hợp với hai mặt này của tính tích cực học tập. Dễ hiểu rằng, khi người ta ác cảm hoặc không có nhu cầu trao đổi ý kiến và bình luận giữa đông người, thì không thể thực hiện thành công các mô hình thảo luận, cho dù những học sinh đó có đủ khả năng suy nghĩ, lập luận, phát biểu ý tưởng của

mình. Ngược lại, những người rất thích học bằng táy máy chân tay, miệng nói tay làm, nhưng chưa biết quan sát cho kỹ, chưa biết nghe và ghi nhớ chính xác, vận động còn kém tin cậy, thì việc học bằng thực nghiệm, thực hành trực tiếp và độc lập là rất khó khăn đối với họ. Khi người ta học hay làm việc gì đó không thành công, hay không làm được việc, thì tất nhiên tính tích cực trước loại nhiệm vụ ấy bị suy giảm, và do thực hiện hoạt động không có kết quả thì sau đó vẫn không biết và không muốn hoạt động khi phải đương đầu với nhiệm vụ ấy hay những việc tương tự.

Như vậy, nguyên tắc phân hóa trong dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn là: nội dung và phương thức hoạt động trong học

trình tổng thể hoặc ở từng môn học phải được thiết kế và thực hiện theo nhiều hướng khác nhau phù hợp những phong cách học tập điển hình của người học.

Một phần của tài liệu Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w