Thành Công
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn chiếm vai trò quan trọng luôn được Ngân hàng Vietcombank đặt lên hàng đầu trong suốt thời gian qua. Do đó, huy động vốn là yếu tố quyết định cho các hoạt động kinh doanh, là nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng và tăng tính cạnh tranh với các tổ chức khác.
Vì vậy, Ban lãnh đạo luôn đưa chỉ tiêu cụ thể đến từng phòng ban, từng cá nhân, chỉ đạo, tích cực đưa ra các biện pháp nhằm gia tăng huy động vốn và thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình huy động để có thể đưa giải pháp kịp thời.
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của Vietcombank Thành Công năm 2019 – 2021
1200011380 10000 9812 8162 8000 6000 4000 2000 0 2019 2020 2021 nguồn vốn huy động
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công từ 2019 – 2021) Nhìn vào biểu đồ 2.1 như trên, có thể thấy nhìn chung nguồn vốn mà
chi nhánh huy động từ năm 2019-2021 có xu hướng tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng năm 2019 so với 202 là 109,19%, năm 2021 so với 2020 là 115,98%. Tính đến 31/12/2019, số vốn huy động được là 8162 tỷ đồng, năm 2020 tăng 1650 tỷ đồng so với 2019 (tương ứng 9,19%). Từ 8162 tỉ đồng năm 2020 đến 31/12/2021 số vốn huy động đã đạt 11380 tỉ đồng, tương ứng tăng 15,98%. Nguồn vốn đạt được kết quả như trên có thể thấy Vietcombank ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng, uy tín của mình trong mắt khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh cũng đã thực hiện đúng chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm để góp phần đạt kết quả như trên.
Theo kì hạn
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn của Vietcombank Thành Công năm 2019-2021
Đơn vị: Tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Có kỳ hạn 3216,68 3612,33 3998,12
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Thành Công từ 2019-2021)
Theo bảng 2.1 thể hiện cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, phần lớn nguồn vốn huy động của chi nhánh là vốn không kỳ hạn. Từ năm 2019 đến năm 2021, tỷ trọng vốn nhu cầu lần lượt là 61,02%, 59,88% và 61,71%. Phần vốn không kỳ hạn đáng kể, chiếm phần lớn mang lại nhiều lợi ích, cho phép ngân hàng chủ động trong kinh doanh và có lãi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi trường kinh tế thị trường đến nhu cầu của khách hàng, nguồn tiền này thường không đáng tin cậy. Nguồn vốn này cũng phụ thuộc quá nhiều vào tâm lý người gửi tiền, điều này đặt ra các vấn đề về chi nhánh, biến động và rủi ro đối với khả năng thanh toán. Vì vậy, Chi nhánh cần linh hoạt, chủ động ứng phó trước các tình huống có thể xảy ra, điều chỉnh tỷ lệ này đến mức an toàn, hợp lý hơn.
Ngoài ra, nguồn vốn có kì hạn cũng dần tăng cao, có tỉ lệ ổn định so với không kì hạn. Việc huy động nguồn vốn có kì hạn rất quan trọng bởi các DNVVN luôn cần nguồn vốn trung dài hạn để có thể nâng cao sản xuất, đầu tư công nghệ kĩ thuật lâu dài.
Theo loại hình
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn phân theo loại hình
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 2028,89 20,88 2144,36 21,08 2510,11 23,52
Tiền gửi của
cư dân 3996,18 57,27 4294,51 57,50 4883,79 58,18
Vay các
TCTD 2081,65 21,85 2164,8 21,42 2152,98 18,30
Theo số liệu trình bày ở trên, nguồn vốn của Chi nhánh phần lớn được hình thành từ tiền gửi của các tập đoàn kinh tế và dân cư. Hai loại này chiếm phần lớn tài nguyên tổng thể.
Năm 2019, tổng tiền gửi của dân cư đạt 3996,18 tỷ đồng, chiếm 57,27% tổng tiền gửi. Đến năm 2020, mặt hàng này tăng 298,83 tỷ đồng và tỷ trọng tăng từ 57,27% lên 57,50%. Cuối cùng, đến năm 2021, cổ phần sẽ tăng lên 58,18%, tương đương 4883,79 tỷ đồng.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế ít hơn tiền gửi của dân cư, nhưng chúng phục vụ một chức năng quan trọng. Năm 2019, chi nhánh huy động được 2028,89 tỷ đồng, năm 2020 tăng 115,47 tỷ đồng (tương đương 10,23%) và năm 2021 tăng 365,75 tỷ đồng (tương đương 29,39%).
Có thể thấy, Vietcombank chủ yếu huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư và tỷ trọng này liên tục tăng lên trong thời gian qua. Đây là hình thức quan trọng sẽ hỗ trợ Vietcombank ổn định nguồn vốn và mở rộng hoạt động của công ty. Vietcombank đã đưa ra nhiều tiện ích và sản phẩm đa dạng dành cho người tiêu dùng cá nhân bằng cách huy động tiền gửi của những khách hàng này, và sự tin tưởng của những khách hàng này ngày càng lớn. Tỷ trọng huy động vốn của các tập đoàn kinh tế ngày càng lớn và thu hút sự quan tâm. Khi nền kinh tế được cải thiện và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày càng được Chính phủ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng tích cực khuyến khích huy động vốn từ các tổ chức này.
Theo loại tiền gửi
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền gửi của Vietcombank Thành Công
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tiền gửi nội tệ 4872,91 86,43 5423,74 88,48 6281,95 88,83
Tiền gửi
ngoại tệ 933,81 13,57 879,93 11,52 964,93 11,17
Đơn vị: Tỉ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Thành Công từ 2019- 2021)
Từ năm 2019-2021, nguồn vốn huy động từ tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỉ lệ rất cao. Năm 2019 đạt được 4872,91 tỉ đồng, chiếm 86,43%. Chi nhánh huy động tăng thêm 550,83 tỉ đồng (tương ứng 11,79%) năm 2020 và năm 2021 tăng thêm 858,21 tỉ đồng (tương ứng 16,43%). Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ ngoại tệ có xu hướng giảm. Tiền gửi ngoại tệ năm 2019 là 733,81 tỉ chiếm 13,57% nhưng tỉ trọng đó còn 11,52% và 11,17% tương ứng với năm 2020 và 2021.
Có thể thấy, tiền gửi bằng nội tệ hay tiền gửi VNĐ có ưu thế hơn rất nhiều. Điều này khá dễ hiểu bởi hiện nay người dân đều có thu nhập hay chi tiêu bằng đồng Việt Nam. Hơn nữa, trong 3 năm 2019, 2020, 2021 nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam đang tăng trưởng, cán cân thuận lợi, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài tiếp tục tăng nên đồng nội tệ vẫn ổn định hơn so với ngoại tê. Ngoài ra, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam ở 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kì hạn, 4,5-7,2% với có kì hạn trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ đối với của cả cá nhân hay tổ chức đều duy trì ở mức 0%/năm Việc thực hiện giảm lãi suất USD như vậy đã giúp chống tình trạng đô la hóa trên thì trường và ôm giữ ngoại tê.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Với vai trò là một tổ chức trung gian trong nền kinh tế và hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, các Ngân hàng thương mại đều hướng tới tối đa hóa lợi nhuận như bao doanh nghiệp khác bằng cách đi vay và cho vay. Vì vậy, hoạt động tín dụng chiếm tỉ trọng rất lớn ở chi nhánh.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng cho vay của Vietcombank Thành Công
7000 6253 6000 5091 5000 4242 4000 3000 2000 1000 0 2019 20202021 Tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Vietcombank Thành Công)
Tính đến 31/12/2019 thì tổng dư nợ của Vietcombank chi nhánh Thành Công đã đạt 4242 tỉ đồng. Năm 2020 là 5091 tỉ đồng, tăng 848 tỉ (tương ứng 22,86%) và tăng tiếp 1162 tỉ (tương ứng 25,28%) đến năm 2021.
Có thể thấy, Chi nhánh có tỉ lệ tăng trưởng dư nợ khá tốt. Mặc dù 2019-2021 là thời gian các Ngân hàng đang triển khai kế hoạch để thắt chặt cho vay, kiểm soát được nợ xấu nhưng bằng sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và cố gắng của cán bộ nhân viên đã giúp Chi nhánh vươn lên như trên.
Theo kì hạn
Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện này đều phân cho vay theo kì hạn, gồm ngắn hạn, trung và dài hạn. Nhìn vào biểu đồ cột được lập dưới đây có thể thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn chủ yếu trên tổng dư nợ cho vay từ 2019- 2021. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2019 là 2813,27 tỉ đồng chiếm 69,05%, một tỉ trọng khá lớn. Và tỉ trọng này vẫn tiếp tục tăng, đến năm 2020 dư nợ ngắn hạn đạt 3723,61 tỉ, chiếm 76,16% và năm 2021 tăng thêm 1257,45 tỉ, tương ứng tăng thêm 29%.
Tổng dư nợ2020Ngắn hạnTrung2v0à21dài hạn 2019 1000 0 1492,06 1337,47 1399,1 2000 2813,27 3000 3723,61 4000 3962,37 4731,06 4811,08 5973,12 7000 6000 5000
Tuy nhiên cho vay trung và dài hạn tăng trưởng lại không ổn định như vậy. Chỉ chiếm 30,95% năm 2019 (1399,1 tỉ đồng) thì năm 2020 dư nợ trung dài hạn đã giảm một lượng nhỏ, còn 1337,47 tỉ đồng (23,84%) tức giảm 61,63 tỉ đồng. Mặc dù vậy, năm 2021 tỉ trọng này đã có sự khởi sắc khi vượt lên 1492,06 tỉ, tăng thêm 14,21%.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kì hạn của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công từ 2019-2021
Đơn vị: Tỉ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Thành Công)
Theo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã cắt giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã tiến hành rà soát để đảm bảo thanh khoản, giảm tỷ lệ nợ xấu, phát triển có trách nhiệm nên dư nợ cho vay trung và dài hạn đến năm 2020 sẽ giảm nhẹ.
Theo nhóm khách hàng:
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm khách hàng của Vietcombank Thành Công từ 2019-2021
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm Chỉ tiêu
120,00% 100,00% 80,00% 60,00% 40,00% 20,00% 0,00% 2019 2020 2021 Cá nhânDoanh nghiệp Cá nhân 1468,93 1608,74 1658,79 Doanh nghiệp 2743,44 3452,34 4564,33
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ 2019- 2021) Nhìn biểu đồ trên có thể thấy giá trị dư nợ cho vay khách hàng cả cá nhân
và doanh nghiệp đều tăng trưởng qua ba năm nhưng tỉ lệ khá ổn định và không cao. Năm 2019 dư nợ khách hàng cá nhân đạt 1468,93 tỉ đồng, tăng lên 139,81 tỉ năm 2020 và năm 2021 là 189,96 tỉ đồng. Tương tự với khách hàng doanh nghiệp, năm 2019 là 2743,44 tỉ đồng và đạt được lần lượt là 3452,34 tỉ và 4564,33tỉ tương ứng với năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, tỉ trọng có sự thay đổi, biểu hiện cụ thể như hình dưới đây:
Biểu đồ 2.4: Tỉ trọng dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng của Vietcombank Thành Công từ 2019-2021
Đơn vị: Tỉ đồng
67,17% 70,21% 75,38%
32,83% 29,79% 24,62%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thành Công từ 2019-2021)
Biểu đồ trên đã cho thấy tỉ trọng dư nợ cho vay của nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, đều trên 65% cả ba năm và tăng nhanh qua các năm. Năm 2019 tỉ trọng này là 67,17% và tăng đến năm 2021 đã đạt 75,38%. Tuy nhiên, ngược lại với khách hàng doanh nghiệp thì tỉ trọng của khách hàng cá nhân đang có xu hướng giảm, từ 32,83% năm 2019 chỉ còn 24,62% năm 2021.
Vietcombank Thành Công chiếm vị trí thuận lợi ở quận Đống Đa, đang tập trung rất nhiều cả cư dân và các doanh nghiệp. Năm 2019-2021 số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể đồng thời Chính phủ thực thi nhiều chính sách hỗ trỡ các
700 600 500 400 300 200 100 0 Lợi nhuận 588,73 472,58 434,95 201920202021 Lợi nhuận
doanh nghiệp cho vay nhắm gia tăng nguồn lực, phát triển sản xuất. Nên trước bối cảnh đó, chi nhánh cũng đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp và vươn tới thị trường bán lẻ đang rất phát triển và đó cũng là lí do mà tỉ trọng cho vay cá nhân có xu hướng giảm tuy nhiên sự sụt giảm khá nhẹ.
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận của Vietcombank Thành Công năm 2019-2021
Đơn vị: Tỉ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Thành Công năm 2019- 2021) Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Thành Công có phần thay đổi trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 với tốc độ phát triển không đồng đều. Lợi nhuận năm 2019 của chi nhánh là 472,58 tỷ đồng, sau đó giảm xuống còn 434,95 tỷ đồng, nhưng do các biện pháp chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước và sự đi lên của nền kinh tế nên lợi nhuận năm 2021 đã tăng lên 588,73 tỷ đồng, tăng 116,15 tỷ đồng. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố chính sách tiền tệ hạn chế và 4 đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, đó là thời điểm đầy thách thức đối với nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng. Về cơ bản, vào năm 2020. Đồng thời, việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới. Do đó, thu nhập của ngân hàng vào năm 2020 bị ảnh hưởng, nhưng đã nhanh chóng phục hồi vào năm 2021 nhờ sự quản lý thận trọng của ngân hàng.