Hoàn thiện chính sách khách hàng hợp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Công. (Trang 81 - 82)

Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công vẫn luôn xác định được tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế mở rộng hiện nay. Vì vậy, để có thể đẩy mạnh hơn nữa thì bắt buộc chi nhánh cần hoàn thiện chính sách khách hàng của mình. Chính sách khách hàng là yếu tố tiên quyết giúp Ngân hàng nắm được mục tiêu khách hàng trước mắt và dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Mỗi ngân hàng nói chung hay từng chi nhánh nói riêng cần có chính sách khách hàng riêng biệt. Bởi lẽ, chính sách được đưa ra dựa trên tìm hiểu, nghiên cứu về khách hàng, ngành nghề, về nhu cầu khách hàng, về môi trường, khu vực.

Thứ nhất, chi nhánh cần tăng cường nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, đánh giá thị trường. Việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu là điều rất quan trọng để phát triển và cung ứng dịch vụ phù hợp nhất. Khi các DNVVN phát triền ngày càng mạnh với đa dạng các ngành nghề thì nhu cầu của họ sẽ khác nhau. Cách tốt nhất là Ngân hàng nên phân khúc khách hàng theo thời gian hình thành, theo ngành nghề, quy mô. . . để nắm bắt được tình hình phát triển của DNVVN và hiểu rõ khó khăn mà họ có thể gặp phải.

Địa bàn quận Đống Đa hiện nay rất phát triển, tập trung rất lớn các Ngân hàng cùng các DNVVN. Vì thế Ngân hàng cần nắm bắt, hiểu rõ thị trường của mình và đối thủ để đưa được hình ảnh Chi nhánh đến khách hàng một cách rõ nhất, xây dựng chiến lược cạnh tranh cho chi nhánh.

Hơn nữa, Chi nhánh cần thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, diễn biến kinh tế, biến động có thể xảy ra để năm được khó khăn doanh nghiệp gặp phải. Từ đó, đưa ra những giải pháp, dự phòng cụ thể cho rủi ro có thể gặp phải, đặc biệt là nợ xấu.

Cần đẩy mạnh chính sách khách hàng một cách tốt nhất. Đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng, quan tâm, thăm dò nhu cầu của khách về chất lượng và đpá ứng nhu cầu hợp lý của khách.

Thứ hai, phát triển mối quan hệ khách hàng. Ngân hàng cần duy trì mối quan hệ với những khách hàng quen thuộc, lâu năm đang có hoạt động tín dụng hay sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Phát triển mối quan hệ với nhóm khách hàng này sẽ ngày càng tạo lòng tin với khách hàng, khẳng định được uy tín, hình ảnh của mình để từ đó tiếp cận với nhóm khách hàng mới.

Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Trong thời buổi hiện nay, người cho vay không chỉ ngồi một chỗ đợi khách hàng có nhu cầu đến vay nữa mà cần chủ động tìm kiếm và khai thác khách hàng và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Cán bộ ngân hàng cần chủ động, nhiệt tình đi khai thác nhóm khách hàng mới, tìm kiếm thị trường tiềm năng để nâng cao vị thế của mình. Khi một số DNVVN còn e ngại việc đến Ngân hàng vay vốn thì Ngân hàng cần tiếp xúc, cung cấp các sản phẩm của mình, giải thích ưu nhược của các dịch vụ và giải đáp vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải từ đó tạo mối quạn hệ tốt với doanh nghiệp.

Hơn nữa, Chi nhánh cần thiết lập cơ cấu tín dụng hợp lý. Khi tràn lan các DNVVN mọc lên thì việc phân chia theo đối tượng khách hàng, theo quy mô, ngành nghề, . . . một cách đúng đắn sẽ giúp Chi nhánh xác định được nhóm khách hàng mà mình cần hướng tới và đem lại lợi nhuận.

Thứ hai, Ngân hàng Vietcombank Thành Công cần thiết lập mối quan hệ với hiệp hội doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, hiệp hội doanh nghiệp rất phát triền giúp các doanh nghiệp phát triển và liên kết giữa các doanh nghiệp cùng hỗ trợ nhau. Việc duy trì mối quan hệ với hiệp hội doanh nghiệp giúp Ngân hàng sẽ có thêm thông tin về tình hình phát triển, các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Công. (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w