Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Công. (Trang 86 - 88)

Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng để cán bộ ngân hàng đưa ra quyết định có cho doanh nghiệp này vay hay không và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả khoản vay. Để thẩm định một cách đúng đắn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bởi phụ thuộc rất lớn vào thông tin khách hàng. Hiện nay, phần lớn các thông tin, số liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp nên nếu chỉ dựa vào đây thì rủi ro ngân hàng gặp phải rất lớn. Bởi nhiều doanh nghiệp vì muốn đạt được khoản vay đã làm giả thông tin, cung cấp sai số liệu gây hậu quả lớn cho ngân hàng. Do đó, đòi hỏi cán bộ ngân hàng không chỉ dựa vào đó mà còn phải tìm hiểu, thăm dò, thu thập thông tin khách hàng từ những nguồn bên ngoài như hệ thống điện tử, các

đối tác liên kết, tổ chức khác để thu thấp được bộ dữ liệu chuẩn. Từ đó nghiên cứu, tính toán, đánh giá và đưa ra quyết định cho vay hay không.

Thứ nhất, Ngân hàng cần thẩm định về khách hàng:

Đầu tiên, cán bộ sẽ thẩm định hồ sơ khách hàng thông qua giấy phép kinh doanh, xác thực tư cách pháp lý của chính quyền và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ngân hàng cần phải phân tích báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của khách hàng trong thời gian gần nhất để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp và khả năng tài chính. Tiếp theo, cán bộ sẽ xem xét đến mục địch dử dụng vốn vay có hợp pháp và có tính thực thi hay không.

Ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Khi Doanh nghiệp tiến hành vay vốn ngân hàng thì cần phải trình đầy đủ về mục đích sử dụng vốn. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính xác thực của phương án, tính hợp pháp, tỷ lệ thành công và thu về lợi nhuận.. Đây là điều kiện giúp Ngân hàng theo dõi sát về doanh nghiệp sau này.

Tiếp theo, Ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ dựa trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính cụ thể của doanh nghiệp trong những năm gần nhất để nắm được sức khỏe doanh nghiệp. Hoạt động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải tiến hành trung thực, tỉ mỉ, cận thận và đồi chiếu với những cập nhập mới của hệ thống kế toán chuẩn.

Đặc biệt về tài sản đảm bảo của khách hàng. Đây là điều kiện, căn cứ quan trọng để Ngân hàng quyết định hạn mức cho vay của khách hàng. Tài sản đảm bảo được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không có điều kiện trả nợ và tặng độ tin cậy của khách hàng khi đi vay. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo thì không phải dễ. Công việc này đòi hỏi cán bộ phải thu thập, tìm hiểu kĩ về độ tin cậy, giá trị, tính hợp pháp để đưa ra kết quả thẩm định đúng, công bằng.

Thứ hai, Ngân hàng thẩm định về phương án cho vay, bao gồm:

Ngân hàng sẽ kiểm tra về tình hình thị trường. Thị trường thường xuyên xảy ra nhiều biến động, lên xuống với tùy ngành nghề, sẽ ảnh hưởng lớn đễn phương án

vay của doanh nghiệp. Đánh giá thị trường, Ngân hàng sẽ nắm rõ nhu cầu khách hàng, xem xét về tính thự thi và tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới.

Sau đó, Ngân hàng sẽ phân tích đi sâu vào dự án. Doanh nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ về phương hướng chiến lược, quy trình hoạt động, thời gian tiến hành… Thông qua đó, Ngân hàng đánh giá được trình độ của đội ngũ nhân viên, khả năng áp dụng công nghệ, cung cấp vật liêu. . . Những điều kiện này sẽ giúp doanh nghiệp có phương án thuận lợi, tiến hành đúng dự định. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ, trung thực các chỉ tiêu tính toán cụ thể để cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích tính khả thi, hiệu quả của dự án,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Công. (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w