Thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Vietcombank Thành Công

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Công. (Trang 55 - 62)

Số doanh nghiệp mà Chi nhánh có thể tiếp cận khoảng 1000 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 9% là doanh nghiệp còn lại chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng Vietcombank Thành Công là chi nhánh gồm nhiều phòng giao dịch lớn, rải rác ở các quận (chủ yếu là quận Đống Đa) nên khả năng tiếp cận được DNVVN – một phân khúc lớn khá cao.

2.2.2.1. Số lượng khách hàng DNVVN

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng là DNVVN so với khách hàng Doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công năm 2019-2021

Đơn vị: Số lượng khách hàng

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh nghiệp 248 306 352

DNVVN 206 243 300

Tỉ trọng 73,42% 70,83% 80,15%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khối khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công năm 2019- 2021) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách hàng là doanh nghiệp

và DNVVN đều có xu hướng tăng cùng nhau. Từ năm 2019 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt 206 (chiếm 73,42%) tăng lên 243 doanh nghiệp (70,83%) năm 2020 và cuối cùng đạt được 300 (chiếm 80,15%) ở năm 2021. Mặc dù số lượng DNVVN biến đổi cùng chiều, tăng cùng với số doanh nghiệp nhưng lại có sự biến động nhẹ ở tỉ trọng năm 2020, sụt giảm từ 73,42% xuống còn 70,83%. Điều này xảy ra khá phù hợp khi đầu năm 2020 nền kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của khá nhiều doanh nghiệp, đặc biệt với DNVVN hoạt động bé nhưng đa dạng lĩnh vực nên dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng thị trường. Hơn nữa, trước tình hình kinh tế như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị thiếu vốn, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất kinh doanh, khiến hoạt động bị đình trệ mà lại khó tiếp cận được vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy vậy nhưng về mặt bằng chung thì tỉ trọng này vẫn ở mức cao. Bù vào đó, năm 2021 tỉ trọng đã tăng lên đáng kể lên 80,15%. Đó là do nền kinh tế đã ổn định và có xu hướng tăng trường, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách để áp dụng triệt để hỗ trợ các DNVVN hoạt động hiệu quả, đóng góp vào nền kinh tế. Hơn nữa, Chi nhánh cũng đã và đang tích cực tạo điều kiện với nhóm khách hàng này được vay vốn ở mức ưu đãi. Khi thị trường hoạt động phát triển thì các DNVVN cũng có nhiều nhu cầu vốn hơn cho sản xuất và sẽ hướng tìm đến các Ngân hàng Thương mại có uy tín tốt và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nằm trong top đó. Vì vậy Chi nhánh Thành Công đang tích cực triển khai chương trình,

4000 3598,98 3500 3000 2500 2000,05 2291,75 2000 1500 1000 500 0 2019 2020 2021

Dư nợ cho vay DNVVN

thay đổi chính sách phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiếp cận được một cách dễ dàng hơn.

2.2.2.2. Dư nợ cho vay với khách hàng DNVVN

Trong thời kì cạnh tranh như hiện nay, khi các Ngân hàng đang đối đấu khá gay gắt thì có thể thấy dư nợ cho vay của khách hàng DNVVN vẫn tăng trưởng.

Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay giai đoan 2019-2021 của khách hàng DNVVN tại Vietcombank Thành Công

Đơn vị: Tỉ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khối khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank

Thành Công)

Dư nợ cho vay của DNVVN từ 2019-2021 có xu hướng tăng. Năm 2019 dư nợ đạt 2000,05 tỉ đồng và tăng lên đến 3598,98 tỉ năm 20121. Nhìn vào năm 2020 ta thấy sự tăng trưởng khá nhẹ so với năm 2021, khi mà năm 2020 dư nợ chỉ tăng thêm 291,7 tỉ còn năm 2021 tăng đến tận 1307,23 tỉ.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay và tỉ trọng năm 2019-2021 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ 3912,37 100 4761,08 100 6123,14 100

Dư nợ cho vay DNVVN

2018,23 48,98 2283,41 45,68 3471,5 57,17

Khác 1894,14 51,02 2677,68 54,32 2651,23 42,83

Đơn vị: Tỉ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khối khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank Thành Công)

Năm 2020 như phần trên đã phân tích thì tỷ trọng khách hàng DNVVN có sự sụt giảm nên đồng thời tỉ trọng dư nợ cho vay cũng vậy. Tỉ trọng dư nợ DNVVN so vơí tổng dư nợ năm 2019 là 48,98% nhưng đến năm 2020 chỉ còn 45,68%. Khoảng thời gian đầu năm 2020 là thời gian khó khăn cho doanh nghiệp đi vay cũng như trả nợ. Tuy nhiên năm 2021, tỉ trọng đã tăng vượt bậc chiếm hơn 50%, cụ thể là 57,17%. Điều này đã càng khẳng định hướng đi của Chi nhánh trong thời gian tới là sẽ tập trung vào khối bán lẻ, đặc biết là DNVVN.

Theo kì hạn:

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay của DNVVN chia theo kì hạn năm 2019-2021

Đơn vị: Tỉ đông

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Ngắn hạn 2517,5 2642,04 3669,13

Trung và dài hạn 755,3 1108,1 2220,1

Dư nợ cho vay DNVVN 3272,8 3750,13 5889,24

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khối khách hàng doanh nghiệp Vietcombank Thành Công)

Ngắn hạnTrung và dài hạn 2021 2020 2019 23,07% 29,55% 37,70% 62,30% 70,45% 76,92%

Biểu đồ 2.7: Tỉ trọng cho vay đối với DNVVN phân theo kì hạn từ 2019-2021 của Vietcombank Thành Công

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khối khách hàng doanh nghiệp Vietcombank Thành Công) Nhìn vào bảng sổ liệu và biểu đò tương ứng dưới đây, dư nợ cho vay ngắn

hạn chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn so với trung và dài hạn nhưng có xu hướng giảm từ 2019-2021. Năm 2019, tỉ trọng sư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 76,92%, năm 2020 còn 70,45% và giảm tiếp đến năm 2021 chỉ chiếm 62,3%.

Ngược lại đó thì dư nợ cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng tăng lên. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2019 có 755,3 tỉ và tăng đến 2020 là 1108,1 tỉ, năm 2021 là 2220,1 tỉ đồng. Tương ứng đó, tỉ trọng tăng từ 23,08% lên 37,7%, một sự tăng lên đáng kể.

Sự chuyển dịch đáng kể từ năm 2019 sang năm 2021 như vậy chứng tỏ Chi nhánh đã ưu tiên cho vay trung và dài hạn đối với các DNVVN hơn là cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng nhưng tỷ trọng có sự dịch chuyển. Tuy nhiên, trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức tăng và mức tăng là đáng chú ý khi so với ngắn hạn. Chi nhánh vẫn đang ráo riết cho vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, vốn đang rất cần. Tuy nhiên, nguồn tài chính mà các DNVVN yêu cầu cao nhất là trung và dài hạn để đầu tư công nghệ, nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, triển khai các sáng kiến dài hạn tạo ra lợi nhuận đáng kể ... Tuy nhiên, không chỉ Vietcombank. Nhìn chung, các ngân hàng khác vẫn chưa sẵn sàng cung cấp vốn ngắn hạn cho các DNVVN.

Do đó, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng thu được vốn ngắn hạn, thì vốn trung và dài hạn vẫn là ưu tiên của các doanh nghiệp lớn do quy mô, lịch sử tín dụng tốt, tiềm năng và hoạt động tốt hơn. Chi nhánh phải hoàn thiện các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DNVVN trong những năm tiếp theo.

+ Dư nợ cho vay DNVVN theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay DNVVN theo điều kiện có tài sản đảm bảo giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị: Tỉ đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Dư nợ cho vay

DNVVN 2018,23 100,00 2283,41 100,00 3471,8 100,00

Có TSĐB 1379,34 64,86 1457,62 60,36 2123 58,78

Ko có TSĐB 838,89 35,14 1025,79 39,64 1548,8 41,22

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khối khách hàng doanh nghiệp Vietcombank Thành Công)

Năm 2019, nhìn vào bảng thì tỷ trọng cho vay có TSĐB là 1379,34 tỉ đồng, cho vay không có TSĐB là 838,89 tỉ đồng và có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, số lượng thì tăng nhưng tỉ trọng có sự thay đổi. Dư nợ cho vay có TSĐB chiếm 64,86% nhưng có hiện tượng giảm dần, năm 2020 là 60,36% và 58,78% ở năm 2021. Ngược lại, tỉ trọng dư nợ cho vay không có TSĐB tăng từ 35,14% năm 2019 lên 41,22% năm 2021.

Điều này không hề đáng lo ngại mà còn khẳng định rằng Chi nhánh đang triển khai tốt cả hoạt động cho vay có TSĐB và không cần TSĐB. Nhận thức đước tỷ trọng ngày càng lớn của DNVVN và khả năng tiếp cận vốn còn khó khăn của phân khúc này ,từ gần cuối năm 2014, NHNN đã tích cực khuyến khích các Ngân hàng

triển khai hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thông qua văn vản số 5342/NHNN-TTGSNH. Tuy nhiên điều này còn khiến các NHTM khá dè dặt bởi khả năng trả nợ còn thấp của DNVVN. Vì vậy, việc thực hiện cho vay không cần đảm bảo chứng tỏ chính sách của Vietcombank đang dần linh hoạt, mở rộng hơn để có thể hỗ trợ tối đa cho các DNVVN được tiếp cận vốn vay kịp thời. Để có thể kiểm soát được các khoản vay không có TSĐB thì chi nhánh cần hoàn thiện phân loại nợ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,…

+ Dư nợ cho vay theo cơ cấu nợ

Bảng 2.9: Dư nợ quá hạn của khách hàng DNVVN tại Vietcombank Thành Công giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: Tỉ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng dư nợ 3272,8 3750,13 5889,24

Dư nợ quá hạn 549,8 781,52 1357,46

Nợ xấu 94.25 154,5 355,12

Tỉ lệ nợ quá hạn 16,80% 20,84% 23,05%

Tỉ lệ nợ xấu 2,88% 4,12% 6,03%

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của Vietcombank Thành Công)

Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công luôn nỗ lực đảm bảo duy trì chất lượng cho vay đối với khách hàng DNVVN đạt hiệu quả cao. Có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn tăng từ 16,8% năm 2019 lên 20,84% và 23,05% tương ứng 2020 và 2021. Còn tỉ lệ nợ xấu cũng có sự gia tăng từ 2,88% năm 2019 lên 6,03% năm 2021. Từ 2019-2021 là ba năm mà Ngân hàng Vietcombank đang đẩy mạnh tiếp cận và cho vay với đối tượng là DNVVN nên đi kèm với đó rủi ro cũng tăng lên. Mặc dù có xu hướng tăng nhưng tỉ lệ này tăng khá ít và vẫn năm trong tầm kiểm soát được. Vietcombank Thành Công đã có nhiều cải thiện trong hiệu quả tín dụng, luôn tuân theo đúng qui định của NHNN trong việc giảm tỉ lệ nợ xấu, đảm bảo an toàn cho vay. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng đưa ra nhiều giải pháp theo dõi tình hình tài chính doanh nghiệp, mục đích sử dụng vốn,. . . để xử lí rủi ro kịp thời.

Bảng 2.10. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Đơn vị : tỷ đồng.

Năm

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Thu nhập từ cho vay 433,6 412,1 435,2

Thu nhập từ cho vay DNVVN 301.5 299,16 312,9

Thống kê cho thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay của các DNVVN chiếm gần 2/3 tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của các chi nhánh. Biểu đồ này mô tả chiến lược gần đây của chi nhánh Thành Công là tập trung chủ yếu vào DNVVN, thúc đẩy dư nợ cho vay đối với các DNVVN, coi DNVVN là khách hàng mục tiêu và tiềm năng trong con đường kinh doanh của chi nhánh. Đây là một thị trường vững chắc và rộng lớn để các công ty liên kết mở rộng. Năm 2019, thu nhập từ cho vay DNVVN là 301.5 tỷ đồng; năm 2020, số tiền là 299,16 tỷ đồng, giảm 8,5%. Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19 năm 2020, tốc độ tăng trưởng thu nhập cho vay DNVVN của chi nhánh đạt mức khá khiêm tốn, tuy nhiên so với mặt bằng chung, việc tăng con số nói trên còn cần một số công việc. sức mạnh đáng kinh ngạc Năm 2021, do kinh tế phục hồi, thu nhập từ cho vay DNVVN đạt 312,9 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2020. Sự ảnh hưởng lớn của Covid-19 khiến cho thu nhập từ nguồn cho vay DNVVN của chi nhánh bị gián đoạn, các doanh nghiệp thua lỗ và mất đi khả năng trả nợ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự biến động này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thành Công. (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w