Lịch sử hình thành UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm hưu trí và thực tiễn thực hiện tại UBND huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu của khoá luận

2.1.1. Lịch sử hình thành UBND huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Về vị trí địa lý: Huyện Quốc Oai nằm ở huyện Quốc Oai cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ. Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp.

- Về lịch sử hình thành: UBND huyện Quốc Oai trước đây là phủ Quảng Oai (năm 1397) dưới thời Hồ Quý Ly đổi. Thời Hậu Lê là phủ Quốc Oai, ở phía Đông trấn Sơn Tây gồm các huyện: Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ), Yên Sơn, Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Lương, Từ Liêm.

Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai. Từ đó UBND huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21/ 4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, UBND huyện Quốc Oai trực thuộc tỉnh Hà Tây gồm có 23 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Hoàng Ngô, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, UBND huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, chuyển các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hoà, Tân Phúc, Đại Thành của huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình nhập vào thành phố Hà Nội. Sau khi điểu chỉnh, UBND huyện Quốc Oai còn quản lý 16 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Hoàng Ngô.

Ngày 23/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 178- HĐBT thành lập thị trấn Quốc Oai thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hoàng Ngô. Sau khi điều chỉnh, UBND huyện Quốc Oai có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 15 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; chuyển thị xã Sơn Tây và năm huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Theo đó, UBND huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Hoài Đức về UBND huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, UBND huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm hưu trí và thực tiễn thực hiện tại UBND huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w