6. Kết cấu của khoá luận
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hưu trí
Để quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân quy định trong Hiến pháp năm 2013 thành hiện thực, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa XII) đã thông qua Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với chủ trương, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân”. Theo đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nhấn mạnh: “Cải cách chính sách BHXH vừa mang tính cấp bách, vừa mang
tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội”.
Thứ nhất, cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo hiểm hưu trí. Từng bước đổi mới gắn kết hơn với hệ thống ASXH đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ. Chính sách BHHT hướng tới thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
Thứ hai, cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước về tạo khung pháp lý bảo đảm vận hành hệ thống bảo hiểm hưu trí hiệu quả. Nhà nước phải từng bước thể chế hóa hệ thống chính sách, pháp luật BHHT bắt buộc phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn. Xây dựng quỹ
hưu trí đủ khả năng chi trả lâu dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà Nhà nước phải bảo đảm cho quỹ tồn tại và phát triển. Thứ ba, chính sách bảo hiểm hưu trí trong quá trình hội nhập phải tiếp cận dần các chuẩn mực quốc tế, tập quán quốc tế. Từng bước phù hợp với các thông lệ, công ước quốc tế và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đặc biệt là các Công ước của ILO theo hướng các quyền cơ bản của công dân, NLĐ được bảo đảm và hài hoà với lợi ích của Nhà nước.
Thứ tư, mức trợ cấp chế độ hưu trí phải đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người lao động khi nghỉ hưu. Cần khẩn trương cải cách chính sách tiền lương đặc biệt là cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức và thu nhập của người lao động.
Thứ năm, một vấn đề khách quan mà cần phải tính đến là dân số già hoá nhanh chóng. “Dự báo tới 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là
người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045” theo Cổng thông
tin điện tử Chính phủ. Điều này một mặt cho thấy những thành tựu phát triển của Việt Nam khi đời sống, tuổi thọ của người dân ngày càng được nâng cao, mặt khác đây là một thách thức rất lớn đối với hệ thống bảo hiểm hưu trí. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh nhất thế giới. Nên cần phải đẩy nhanh lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đồng thời kết hợp với phát triển cơ sở hạ tầng y tế phục vụ tương xứng cho người dân.
Cuối cùng, chế độ bảo hiểm hưu trí phải mở rộng diện bao phủ tới mọi đối tượng. Trước hết cần thay đổi nhận thức về việc bắt buộc tham gia BHHT theo hợp đồng lao động “hướng tới chính sách bảo hiểm hưu trí bắt buộc đối
với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết” theo nội dung cải cách chính sách BHXH đã nêu tại Nghị
quyết số 28-NQ/TW, nhưng để cụ thể hóa thành pháp luật cần phải nghiên cứu, xây dựng thể chế, cơ chế sao cho phù hợp. Kiểm soát được thu nhập, cải cách mạnh mẽ chế độ bảo hiểm hưu trí theo hướng linh hoạt, thì sẽ huy động
được nhiều người tham gia bảo hiểm hưu trí, mục tiêu BHXH toàn dân theo đó sẽ thành hiện thực.