Đối với hoạt động cho vay GQVL, công tác kiểm tra giám sát là công việc quan trọng, không thể thiếu trong việc quản ly vốn vay. Ngân hàng thưc hiện tốt công tác kiểm tra sẽ kịp thời phát hiện tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thưc hiện, kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh khắc phục công tác quản ly được tốt hơn. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra điểm hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay.
Hiện nay, đối với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức CT-XH, việc bình xét cho vay, lưa chọn đối tượng được thưc hiện tại các tổ TK&VV, vì vậy nếu không thưc hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên tình hình sư dụng vốn vay sẽ dẫn tới tình trạng vốn vay bị sư dụng sai mục đích, dẫn đến thâm hụt nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Do đặc điểm của hoạt động cho vay GQVL là đối tượng vay vốn sinh sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, mục đích sư dụng vốn đa dạng nên công tác kiểm tra, kiểm soát rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên việc làm này là cần thiết để đảm bảo vốn vay được sư dụng đúng mục đích, phát hiện ra những sai phạm và có biện pháp xư ly kịp thời, đồng thời có thể tìm ra những bất hợp ly của chính sách tín dụng ưu đãi để điều chỉnh cho phù hợp. Do vậy, tùy vào từng địa bàn cụ thể, hay tùy vào mục đích vay vốn của từng dư án, NHCSXH nơi cho vay có phương pháp kiểm tra phù hợp. Tuy nhiên phương pháp kiểm tra tại hộ thông qua lãnh đạo thôn dẫn đường mặc dù mất nhiều thời gian, số lượng kiểm tra được ít nhưng hiệu quả sẽ rất cao.
Bên cạnh đó NHCSXH nơi cho vay cần phải đôn đốc các tổ chức CT-XH tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, phát hiện và thông báo cho ngân hàng biết những trường hợp sư dụng vốn vay sai mục đích để ngân hàng có biện pháp xư lý. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức CT-XH trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng.
Số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn GQVL đầu tư kinh doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn tại chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội. Tuy nhiên đối với những khách hàng vay vốn để kinh doanh rất dễ thay đổi mục đích sư dụng vốn, thay đổi ngành nghề kinh doanh, chính vì vậy Chi nhánh cần phối hợp với các bên liên quan xây dưng chương trình kiểm tra về tình hình sư dụng vốn của người vay, nhằm kịp thời phát hiện trường hợp sư dụng vốn không đúng mục đích, lợi dụng vốn ưu đãi của nhà nước cho mục đích cá nhân.