Đặc điểm cơ bản về cho vay giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 28 - 30)

Khác với các NHTM, cho vay GQVL tại NHCSXH có các quy định hướng dẫn riêng về thủ tục, quy trình cho vay, đối tượng được vay, mức tiền được vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay… Cụ thể:

Đối tượng vay vốn: là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và người lao động

Mức cho vay.

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dư án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.

Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm).

Các trường hợp sau đây được cho vay với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay theo quy định:

- Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sư dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, dân tộc thiểu số.

Nguồn vốn vay.

Không giống như tín dụng thương mại, tín dụng cấp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được ưu đãi về lãi suất, kì hạn cho vay dài (thường là vay trung hạn)

nên nguồn vốn cho vay phải đa dạng, có tính ổn định cao, lãi suất thấp hoặc không lãi suất.

Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định các nguồn vốn NHCSXH Việt Nam được huy động để thưc hiện cho vay bao gồm:

- Một là, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN): vốn điều lệ được NSNN cấp khi thành lập, vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thưc hiện các chính sách xã hội khác có nguồn gốc từ NSNN, vốn do ngân sách các cấp chính quyền địa phương chuyển sang để cho vay hộ nghèo trên địa bàn, vốn ODA do chính phủ giao. Đây là một nguồn vốn ổn định, dài hạn và không chịu tác động thay đổi của thị trường lãi suất. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là một đặc điểm nổi bật ở Việt Nam, xuất phát từ sư quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

- Hai là, vốn huy động đến từ:

+ Tiền gưi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi kế hoạch được chính phủ giao. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch tăng trưởng tín dụng được chính phủ phê duyệt, NHCSXH cân đối nguồn vốn hiện có, chủ động xây dưng kế hoạch nhận tiền gưi để đủ vốn thưc hiện nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng. Đây là nguồn vốn phải trả theo lãi suất thị trường, được NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất, tính ổn định không cao, nhạy cảm với lãi suất. Chiến lược lâu dài cần phải giảm đến mức thấp nhất nguồn vốn huy động loại này.

+ Tiền gưi 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12 năm trước. Đây là nguồn vốn phải trả lãi theo lãi suất thị thường song tính ổn định cao (mang tính mệnh lệnh bắt buộc), lãi suất ít biến động. Quy định này của chính phủ thể hiện trách nhiệm đóng góp của các tổ chức tín dụng đối với công cuộc xoá đói, giảm nghèo của đất nước.

- Ba là, vốn đi vay: vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, vay tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay Ngân hàng Nhà nước, Kho

bạc nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế. Nguồn vốn này tương đối bị động đặc biệt khi thị truờng vốn có biến động về lãi suất và thanh khoản.

- Bốn là, vốn đóng góp tư nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH), các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Nguồn vốn này hiện nay rất lớn, thể hiện sư quan tâm của toàn xã hội đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo song nó đang phân tán, qua nhiều đầu mối trung gian nên hiệu quả chưa cao.

- Năm là, vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Sư tăng trưởng của nguồn vốn này một mặt tạo nguồn lưc tài chính ổn định với chi phí thấp, mặt khác, thể hiện rõ sư quan tâm cũng như trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc tập trung và cân đối các nguồn lưc tài chính dành cho sư nghiệp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

- Sáu là, các nguồn vốn khác như các quỹ dư phòng rủi ro tín dụng không sư dụng hết.

Như vậy, nguồn vốn huy động để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH khác hẳn nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, tập trung chủ yếu vào các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách, không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, trong khi các ngân hàng thương mại chủ yếu huy động vốn nhàn rỗi từ khu vưc dân cư và các tổ chức kinh tế với lãi suất thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH là hợp lí, đảm bảo hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, nhưng trong tương lai để phát triển bền vững cần phải thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần cấp bù từ NSNN, lãi suất cho vay có thể ưu đãi hơn lãi suất thị trường song lãi suất huy động phải theo lãi suất thị trường.

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w