Thứ nhất, hoạt động cho vay giải quyết việc làm luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ và tạo việc làm cho người lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) bằng hình thức cho người dân vay vốn với các điều kiện phù hợp cùng mức lãi suất ưu đãi để người vay có thể hoạt động kinh doanh và làm việc dưa trên số vốn đi vay. Bằng nguồn vốn vay của chương trình giải quyết việc làm, người dân và người lao động có thể kinh doanh, bán lẻ; trồng cây cảnh, cây nông nghiệp, vật nuôi…theo đặc điểm điều kiện tư nhiên của từng vùng để tạo việc và kiếm thu nhập phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Thứ hai, cho vay giải quyết việc làm không chỉ hướng tới việc tạo việc làm cho người lao động, mà còn có mục tiêu đó là đem lại nguồn vốn ổn định về lãi suất, chính sách, giúp người vay phát triển ngành nghề bền vững trong dài hạn. Tính bền vững của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội do chương trình mang lại là hiệu quả sư dụng vốn. Với nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, người lao động tạo ra việc làm và thu nhập không chỉ phục vụ cuộc sống ngắn hạn mà trong nhiều trường hợp còn tạo công việc, ngành nghề gắn bó lâu dài, có xu hướng phát triển và mở rộng. Đây là trọng tâm và hiệu quả cốt lõi mà tín dụng giải quyết việc làm mang lại cho thành phố: cho vay tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phục vụ dân sinh, trả nợ vay và tích lũy phát triển ngành nghề… tạo ra dòng chu chuyển vốn hiệu quả góp phần vào sư tăng trưởng và phát triển bền vững.
Thứ ba, chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm góp phần vào mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia đó là giảm tỉ lệ thất nghiệp. Đây là chính sách thưc hiện công tác an sinh xã hội của Chính phủ và sư chung tay vào cuộc của cộng đồng. Là một giải pháp quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Có thể nói hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách đã góp phần tích cưc thưc hiện mục tiêu tạo việc làm, ổn định tình hình xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.