Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 40 - 42)

Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng. So với nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay chính sách:

Chiến lược hoạt động của ngân hàng:

Chiến lược hoạt động của ngân hàng có thể hiểu là việc xây dưng hệ thống ngân hàng phù hợp với đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam cũng như các xu thế biến đổi của kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, bám sát các quan điểm, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Với bất kỳ tổ chức nào, việc xây dưng chiến lược đều có y nghĩa hết sức quan trọng bởi chiến lược đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động của tổ chức một cách đồng bộ, nhất quán và có hệ thống. Sư phát triển hoạt động cho vay tại các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chiến lược hoạt động của họ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của hoạt động đó.

Đối với NHCSXH, việc xây dưng chiến lược hoạt động phải tập trung vào các đối tượng cho vay của ngân hàng, là các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Đồng thời, mọi hoạt động cho vay của NHCSXH đều phải thưc hiện theo đúng văn bản, nghị quyết của Thủ tướng chính phủ, vì vậy việc xây dưng chiến lược tại NHCSXH vừa phải bám sát theo văn bản quy định, vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, nhu cầu thưc tế tại địa phương của đối tượng chính sách, từ

đó đưa ra các chương trình mục tiêu thích hợp hướng tới các đối tượng chính sách cần vốn với sư đa dạng hóa về thời hạn và lãi suất cho vay.

Phẩm chất và năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Phẩm chất và năng lưc của cán bộ, nhân viên ngân hàng tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng. Nguồn nhân lưc có chất lượng thể hiện ở nhiều khía cạnh về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, sức khỏe, tính nhiệt huyết và đạo đức của cán bộ. Nói cách khác, đạo đức của cán bộ tín dụng là một nhân tố mấu chốt tạo nên sư thành công của công tác quản ly tín dụng.

Về NHCSXH, đối tượng phục vụ chính là người nghèo và các đối tượng chính sách. Nhìn chung đây thường là những đối tượng yếu thế trong xã hội, có tâm ly rất tư ti cho nên việc tạo sư gần gũi, thân thiện giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp họ xóa đi mặc cảm tư ti, tạo sư gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng và làm cho họ giữ chữ tín với ngân hàng. Riêng đối với hoạt động cho vay các đối tượng chính sách, cán bộ của ngân hàng còn phải là những người thấu hiểu được những vất vả, khó khăn của người nghèo và các đối tượng chính sách, từ đó họ sẽ có những động lưc nhất định trong quá trình mang đồng vốn ưu đãi của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân khác tới tay những người cần được trợ giúp. Do đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lưc và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là điều rất cần thiết.

Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin.

Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề để ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Không chỉ có vậy, điều này có giúp đơn giản hóa các thủ tục cho vay, xư ly các công việc trong nội bộ ngân hàng, từ đó tiết kiệm được chi phí cho cả ngân hàng lẫn khách hàng vay vốn là các đối tượng chính sách. Việc thưc hiện đồng thời các loại hình dịch vụ sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Một hệ thống công nghệ tốt kết hợp với thông tin kịp thời, chính xác có thể giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động ngân hàng liên quan tới vấn đề thông tin bất cân xứng khi mà nhóm đối tượng chính sách là nhóm bị hạn chế về thông tin cung cấp cho ngân hàng.

Thông tin còn giúp cho nhà quản ly phân tích và theo dõi được thưc tiễn các chính sách tín dụng có được triển khai hiệu quả, có bảo đảm đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước hay không, từ đó có những điều chỉnh phù hợp hoặc có kiến nghị kịp thời tới các đơn vị chức năng có liên quan.

Nhìn chung các nhân tố về chiến lược, phẩm chất năng lưc cán bộ, cơ sở vật chất và công nghệ thông tin là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên do đặc điểm chuyên biệt về đối tượng, chủ trương hoạt động, thành lập nên sư phát triển hoạt động cho vay tại NHCSXH còn bị tác động bởi:

Mối quan hệ giữa NHCSXH với chính quyền, các hội, ban, ngành đoàn thể địa phương.

Hoạt động của NHCSXH có mối quan hệ mật thiết đối với chính quyền, tổ chức CT-XH, ban, ngành địa phương. Việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không thể đảm bảo tính hiệu quả nếu như không xây dưng được mối quan hệ tốt đẹp và được sư hỗ trợ từ phía các cơ quan đoàn thể, các hội ban ngành và chính quyền địa phương. NHCSXH hoạt động theo cơ chế nắm bắt thông tin của từng người vay thông qua chính quyền địa phương. Vì thế, mặc dù là tư chịu trách nhiệm cho vay và quản ly các món vay nhưng chất lượng cho vay của NHCSXH phụ thuộc khá nhiều vào các tổ chức và mối quan hệ với các tổ chức nói trên. Có sư giúp đỡ của chính quyền địa phương và các tổ chức CT-XH cũng như cơ quan đoàn thể thì nguồn vốn của ngân hàng mới dễ dàng đến được tận tay người lao động vì không ai nắm được tình hình đời sống kinh tế của người dân như chính quyền địa phương nơi họ sinh sống.

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w