Các phương thức cho vay giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 30 - 32)

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách thưc hiện hai phương thức cho vay: cho vay trưc tiếp và cho vay ủy thác.

1.2.4.1. Cho vay trực tiếp

Hình thức này được áp dụng cho các trường hợp cho vay vốn đối với cơ sở SXKD. Đối với hình thức này NHCSXH thưc hiện cho vay trưc tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay).

Ngoài ra, người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam quản ly: NHCSXH cũng thưc hiện cho vay trưc tiếp cho người lao động tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.

Đối với cho vay trưc tiếp các dư án GQVL, cán bộ tín dụng là người thưc hiện các quy trình cho vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ ban đầu, thẩm định, trình phê duyệt giải ngân và chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ vay vốn, việc sư dụng vốn của Chủ dư án, thu hồi vốn vay và xư ly rủi ro khi xảy ra. Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định hiện hành của NHCSXH. Ngoài việc thẩm định tính khả thi của dư án cho vay, cán bộ ngân hàng phải yêu cầu cở sở SXKD chứng minh được tình hình thu hút lao động để đảm bảo việc sư dụng lao động của doanh nhiệp và đảm bảo người lao động có thu nhập.

1.2.4.2. Cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị xã hội

Hình thức này được áp dụng cho cá nhân người lao động vay vốn. Theo đó,

“Cho vay ủy thác nghĩa là ngân hàng thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bốn tổ chức CT-XH (gọi tắt là Hội, Đoàn thể) gồm Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.” (Tài liệu đào tạo nội bộ NHCSXH).

Việc ủy thác cho hội, đoàn thể là nhằm công khai hóa, xã hội hóa chính sách tín dụng của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổ chức hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức hội ở cơ sở. Việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ bảo đảm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, việc ủy thác giúp đối tượng thụ hưởng tiếp cận dễ dàng, hiệu quả với dịch vụ tài chính, tiết

kiệm của ngân hàng. Quan hệ giữa Ngân hàng và hội, đoàn thể được xác lập qua văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận (cấp Trung ương), văn bản liên tịch (cấp tỉnh, huyện) và hợp đồng ủy thác (cấp xã).

Với phương thức ủy thác cho vay này, người lao động không cần có tài sản đảm bảo, vay vốn dưa trên uy tín (tín chấp) tại địa phương, được tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức CT-XH, UBND xã, phường, thị trấn bảo lãnh, bình xét đủ điều kiện để vay vốn. Bên cạnh đó, Hội đoàn thể có điều kiện lồng ghép hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng, hoạt động của các Hội đoàn thể được mở rộng, phong phú, uy tín của các Hội đoàn thể được nâng lên, từ đó góp phần xây dưng chính quyền vững mạnh ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w