KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH TIẾP CẬN QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 26 - 27)

TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH

2.1. KHÁI NIỆM

2.1.1. Quyền

Quyền là một sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử và sự phát triển của tư duy nhân loại ngay từ khi có sự xuất hiện sự đối kháng giai cấp. Đây cũng chính là chủ đề được các nhà tư tưởng trên thế giới quan tâm bàn luận, ngay từ thời cổ đại như Salon, Platon, Aristot, Xixeron,... nhưng chủ yếu là xuất phát từ lợi ích và phẩm giá của con người. Trong bối cảnh xã hội bị bao trùm bởi sự áp bức, bất công đã khiến cho đời sống và tính mạng của con người bị xâm phạm, vì vậy họ muốn bảo vệ chính những giá trị về quyền tự nhiên vốn có và phẩm giá của con người. Từ đây, khái niệm quyền bắt đầu manh nha xuất hiện trong các tư tưởng, học thuyết triết học, chính trị - xã hội. Những tư tưởng về quyền trong xã hội phương Tây cổ đại cũng nhanh chóng có những ảnh hưởng và tác động nhất định đến xã hội phương Đông. Chính những áp bức, bất công, sự bất bình đẳng, mâu thuẫn xã hội và giai cấp gay gắt diễn ra trong lòng xã hội lúc bấy giờ đã dẫn đến sự xuất hiện các tư tưởng tiến bộ về quyền được thể hiện trên khí cạnh quyền con người. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ cách mạng tư sản cận đại ở châu Âu vào khoảng thế kỷ XVII, XXIII thì khái niệm quyền mới được các nhà tư tưởng tranh luận sôi nổi với tư cách là quyền con người, kể từ đây quyền được đề cập đến như một học thuyết thật sự và đã có nhiều nhà tư tưởng như J.J. Rousseau, T. Hobbes, J. Locke.v.v… đã đề cập đến khái niệm

quyền trên khía cạnh là một học thuyết nhân quyền tự nhiên.

Để định nghĩa một cách đúng đắn khái niệm quyền đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa quan hệ quốc tế và lợi ích của quốc gia dân tộc. Theo như quan điểm của chủ nghĩa duy vật, quyền là phạm trù lịch sử tổng hợp có quá trình hình thành, phát triển và nó phản ánh những quy luật vận động khách quan của xã hội gắn liền với quá trình đấu tranh lâu dài trong lịch sử. Mỗi thời đại, nhân dân lao động và các dân tộc đều phải trải qua sự tranh đấu, hy sinh cũng vì quyền lợi của mình, C. Mác từng cho rằng: “Quyền được coi là mộtcái gì đó phù hợp với trạng thái của cạnh tranh, của chế độ tư hữu tự do” [102, tr.289] và “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [103, tr.36].

Ngày nay, khi đề cập đến khái niệm “quyền” tức là chúng ta đề cập đến những việc mà một cá nhân hay một tổ chức, một cộng đồng quốc gia dân tộc được hưởng hoặc được phép làm những việc mà không gây tổn hại, ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức, cộng đồng quốc gia dân tộc khác. Hay nói cách khác, quyền là những gì được pháp luật ghi nhận và cho phép làm. Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành thì: Quyền là khái niệm chỉ “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi như quyền công dân, quyền được

tự do và mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng, quyền độc lập…” [149, tr.1010].

Còn khái niệm quyền được tiếp cận theo Từ điển luật học, “quyền” được hiểu là “khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế” [16, tr.648]. Và theo đó quyền có: “Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp lí và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; thứ hai là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với chủ thể cá nhân, được thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định” [16, tr.648].

Với những cách tiếp cận trên, tác giả cho rằng: Quyền là chính điều mà mọi chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi dựa trên sự công nhận của xã hội, sự đảm bảo của pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế trong các quan hệ vật chất, văn hóa và tinh thần, cũng như các nhu cầu về độc lập tự do và phát triển mà không có bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào được phép ngăn cản và hạn chế.

2.1.2. Quyền độc lập, tự do của dân tộc

- Dân tộc

Bàn về khái niệm dân tộc, hiện nay có rất nhiều cách hiểu về nghĩa khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài luận án, tác giả chỉ tiếp cận và tập trung luận giải khái niệm dân tộc với nghĩa là quốc gia dân tộc (nation). Theo Đại từ điểnTiếng Việt của trung tâm ngôn ngữ và văn hóa: Dân tộc là

“Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung. Dân tộc Việt Nam” [164, tr.520].

Như vậy, dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc là một cộng đồng người ổn định có chung lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 26 - 27)