GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 104 - 116)

- Học tập, tiếp thu những thành tựu khoa họ c kỹ thuật tiên tiến của thế giớ

4.3. GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY

4.3.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay

4.3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Nhiệm vụ bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc hiện nay đang chịu sự tác động to lớn của tình hình thế giới và khu vực. Tại Đại hội XIII (2021), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp” [41, tr.22].

- Thứ nhất, tình hình chính trị, kinh tế, quân sự của thế giới có nhiều diễn biến khó lường

Từ những năm cuối của thế kỷ XX cho đến nay, các vấn đề về chạy đua vũ trang, bạo loạn lật đổ, chiến tranh cục bộ, khủng bố và những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền biên giới lãnh thổ… đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp hơn. Đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã là cho trật tự hai cực của thế giới bị phá vở, dẫn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bước vào giai đoạn thoái trào, trong khi trật tự thế giới mới vẫn chưa được định hình một cách rõ ràng. Bước sang thế kỷ XXI, trước sự suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc với sức mạnh của mình, đã và đang tìm cách hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”, nhằm mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế như tăng thực lực quân sự, chú trọng phát triển nhanh chóng lực lượng hải quân để mở rộng hoạt động ra hướng biển Đông, gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Đông Á, từng bước cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó vấn đề Brexit của Anh khỏi Liên minh châu Âu, cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự giữa Ucraina và Nga;… Đặc biệt, sự bùng phát của đại dịch Covid -19 đã và đang có tác động đến bối cảnh thế giới và khu vực, “Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19… Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường…” [41, tr.106], điều đó đang đe dọa đến tình hình an ninh chính trị của thế giới, nhất là các nước nhỏ và nước nghèo.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á cũng đang tiếp tục có những bước phát triển to lớn và có vai trò vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, ASEAN là tổ chức có vai trò quan trọng đối với khu vực trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn đối với khu vực và thế giới. Tuy nhiên đây cũng là “khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền

105

biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn” [41, tr.107], đặc biệt mới đây nhất là vấn đề chính biến tại Mianma.

- Thứ hai, tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trổi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan” [41, tr.105]. Có thể nói, hiện nay thế giới đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, điều đó dẫn đến hệ quả các quốc gia không còn là những cá thể riêng biệt mà luôn được đặt vào sự gắn bó chặt chẽ thông qua các mối liên kết từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến an ninh - quốc phòng. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra không ít những thách thức liên quan trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của các dân tộc, làm gia tăng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng mạnh mẽ

Thế giới đang bước vào giai đoạn rất phát triển của khoa học - công nghệ, khi mà cho đến hiện tại đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sức mạnh chưa từng có từ trước tới nay, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của mỗi quốc gia và đời sống quốc tế. Hầu hết các đều đang tập trung đầu tư cho sự phát triển công nghệ cao nhằm phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức mạnh quân sự, là nguồn lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, tuy nhiên nó cũng sẽ làm gia tăng sự tụt hậu cho các quốc gia nhỏ và yếu, là nhân tố gây ra sự tác động mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc.

- Thứ tư, tình đoàn kết của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Cùng với sự thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì tình đoàn kết keo sơn của ba nước trên bán đảo Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia ngày càng bền chặt. Với lợi thế là ba có chung biên giới trên đất liền nên kể từ sau chiến tranh đến nay, cả ba nước đều rất quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quốc phòng, an ninh… Tuy nhiên, tình cảm keo sơn của ba nước luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ, chống đối hồng chia cắt tình đoàn kết của ba nước.

Rõ ràng tình hình thế giới, khu vực trong giai đoạn hiện nay đang có những thay đổi và biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau và có những tác động nhiều mặt đến sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do ở nước ta hiện nay.

4.3.1.2. Nhân tố trong nước

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, CMVN đã gặt hái được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc trong sự nghiệp giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Vốn xuất phát điểm là từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, và chịu hậu quả của chiến tranh tàn phá lâu dài, bị bao vây cấm vận… nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có nền kinh tế

106

trung bình, hội nhập quốc tế sâu rộng và vị thế không ngừng được khẳng định trên trường quốc tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nângc ao, tạo ta những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [41, tr.107]. Tuy nhiên, trong những năm qua Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn và thách thức.

- Thứ nhất, những thay đổi mạnh mẽ của thế giới và khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của đất nước, dẫn đến nguy cơ tụt hậu và thu nhập trung bình còn lớn; “Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra” [41, tr.107-108]. Điều đó đã làm cho chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn chưa cao.

- Thứ hai, sự tác động mạnh mẽ bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, sự tham ô, tham nhũng diễn ra ngày càng phức tạp. Vấn nạn “Tham nhũng, lảng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẩn xã hội còn diễn biến phức tạp” [41, tr.107], đã và đang làm cho niềm tin của nhân dân ngày càng giảm sút.

- Thứ ba, sự phát triển của văn hóa - xã hội vẫn còn một số hạn chế chưa được như kỳ vọng của định hướng XHCN, “phát triển văn hóa, đảm bảo phúc lợi xã hội,thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường; chưa đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương” [41, tr.108].

- Thứ tư, kể từ sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các lực lượng phản động trong và ngoài nước ra sức thực hiện các âm mưu bạo loạn lật đổ chế độ CNXH mà Việt Nam đang xây dựng. “Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta” [41, tr.108]. Cuộc đấu tranh để bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của nhân dân ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang rất căng thẳng.

Những thách thức và khó khăn đó đã và đang đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi chúng ta tiếp tục có những định hướng cho sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc.

4.3.2. Định hướng sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam hiện nay

Đại hội lần thứ XIII (1/2021) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và bảo vệ chế độ XHCN mà chúng ta đang quyết tâm xây dựng. Giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trận tự, kỹ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa…” [41, tr.117]. Để hoàn thành được mục tiêu cao cả và đầy tính nhân văn XHCN đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiếp tục kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, xem đó là một động lực quan trọng định hướng sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của đất nước trong tình hình mới hiện nay.

107

- đây là nhân tố quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam; tiếp tục giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo CNMLN, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” [41, tr.109]; Chú trọng và tăng cường xây dựngĐảng vững mạnh về mặt chính trị, đạo đức; Quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đảng viên, làm tốt công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đúng đầu các cấp ủy đảng; Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng; phải đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm; làm cho Đảng thực sự trong sạch, mỗi cán bộ đảng viên là tấm gương mẫu mực để quần chúng nhân dân noi theo.

Đảng phải phát huy được vai trò là người lãnh đạo Nhà nước, vì vậy cần đổi mới phương thức lãnh đạo, phải làm chủ được quyền lập pháp và hành pháp của mình và để thực hiện được điều đó, cần tiếp tục “đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” [41, tr.40]. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc của Hiến pháp 2013; đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính nhằm giảm bớt sự phiền hà cho nhân dân; Quan tâm xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ nhà nước đủ đức đủ tài, xứng đáng là công bộc của nhân dân… Phát huy hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước bằng cách “Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước về thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương… Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực” [41, tr.42]. Tăng cường và củng cố khối ĐĐK toàn dân, mà trước hết là củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, phải “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân” [41, tr.172]. Kịp thời cụ thể hóa và thể chế hóa chủ trương, đường lối và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của ĐĐK dân tộc; Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy vai trò của Mặt trận trong tổ chức lấy ý kiến của nhân dân đóng góp cho việc xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, cần nâng cao cảnh giác, ngăn chặn kịp thời những làn sóng xâm nhập của những hệ tư tưởng, thể chế chính trị, văn hóa độc hại, các âm mưu “diễn biến hòa bình - bạo loạn lật đổ”,... đe dọa đến quyền độc lập, tự do của dân tộc. Đặc biệt là mỗi một người dân phải luôn nêu cao ý thức tự lực tự cường, phát huy nội lực là chính trong sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc đúng như tinhthần mà Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do” [67, tr.553]. Rõ ràng sức mạnh nội lực của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sức mạnh của những giá trị văn hóa lâu đời và sức mạnh của khối ĐĐK dân tộc sẽ là nhân tố quyết định góp phần bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc.

- Về kinh tế, để đảm bảo giữ vững được quyền độc lập, tự do của dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần phải chủ động phát huy được nội lực trong hoạch định và thực thi các chủ trương đường lối và chính sách về phát triển kinh tế. Đảng ta khẳng định cần: “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu

108

quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện địa hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao” [41, tr.43]. Từng bước hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm đáp ứng được yêu cầu của một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, đồng thời cũng là cơ sở để khẳng định vị thế, vai trò khi Việt Nam đang tham gia tích cực và là thành viên của các tổ chức kinh tế lớn trong quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm độc lập, tự chủ, vì vậy trong quá trình triển khai, chúng ta phải vừa xây dựng vừa nghiên cứu tìm tòi và học hỏi để có thể thích ứng nhanh và khỏi lệch hướng xã hội chủ nghĩa. Phải xây dựng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý và khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Chúng ta phải “Huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực chinhgs của tăng trưởng kinh tế” [41, tr.46]. Mặt khác, chúng ta phải có cách nhìn linh hoạt để xây dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Độc lập, tự do về kinh tế không phải là một nền kinh tế khép kín, tự sản xuất mọi thứ, tự cung tự

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w