- Chủ nghĩa yêu nước và tinhthần đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyềnđộc lập, tự do của dân tộc.
giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v…
3.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐIỀUKIỆN ĐỂ GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC
trên thế giới.
3.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC
3.2.1. Điều kiện trong nước
- Tiếp tục củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Để bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc cần rất nhiều yếu tố về mặt chính trị, trong đó vai trò và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp CMVN. Từ bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công” [77, tr.391]. Đối với CMVN, Người khẳng định dứt khoát rằng, cách mạng muốn thắng lợi thì phải có một đảng cách mệnh để tập hợp và vận động quần chúng trong nước, đồng thời liên lạc và đoàn kết với các dân tộc và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới và Người khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [64, tr.289]. Đây là điểm độc đáo, cũng là yếu tố tạo nên tính cách mạng, khoa học, triệt để của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc.
Lịch sử đã chứng minh, trước khi chưa có Đảng, các phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập, tự do cho dân tộc liên tục bị thất bại do chưa có một tổ chức đủ mạnh đứng ra tập hợp và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đây là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự phát triển của CMVN trong sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc. Hồ Chí Minh nhận xét: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” [74, tr.406]. Đảng ra đời với chủtrương làm tư sản dân quyền cách mạng để đánh đổ thực dân và bè lũ tay sai, giành lại quyền độc lập, tự do hoàn toàn cho dân tộc đã đáp ứng được đòi hỏi của CMVN. Phát huy vai trò là người lãnh đạo, Đảng đề ra những chính sách đúng đắn trong việc tập hợp lực lượng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tranh thủ thời cơ… và trực tiếp lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Hồ Chí Minh đánh giá: “Vì chính sách của Đảng đúng, và thi hành chính sách ấy kịp thời và linh động, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã thành công” [69, tr.24]. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người viết: “Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” [69, tr.25]. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng
cầm quyền và trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quyền độc lập, tự do còn non trẻ, đưa đất nước thoát cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, góp phần củng cố và tăng cường lực lượng chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc.
Vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định, khi Đảng lãnh đạo quân và dân ta đã tiến hành sự nghiệp kháng chiến kiến quốc chống thực dân Pháp với tinh thần “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” và giành được chiến thắng vang dội năm châu, chấn động địa cầu ở Điện Biên Phủ, giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Nói về chiến thắng vĩ đại đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam” [74, tr.410]. Tiếp đó, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (từ 1954 đến 1975), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc, bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc và đưa cả nước tiến lên CNXH.
Bước sang thời kỳ hòa bình, bắt đầu xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, CMVN phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng củng cố vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định cho mọi thắng lợi của CMVN. Hiện nay, Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, BVTQ là tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch vững mạnh toàn diện,…” [41, tr.34-35].
- Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc
Đối với dân tộc Việt Nam, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi tất cả các phong trào đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc đều lâm vào bế tắc vì chưa có một đường lối đúng, một hệ tư tưởng phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Trước bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm một con đường cứu nước mới và sau bao nhiêu năm tìm tòi, khảo nghiệm, Người đã bắt gặp được CNMLN, để rồi dưới ánh sáng của CNMLN, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn - con đường CMVS. Người cho rằng: CNMLN “là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [74, tr.563]. Từ đây, Hồ Chí Minh đã tìm thấy cho dân tộc mình một hệ tư tưởng “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất” đủ sức soi đường chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh vì quyền độc lập, tự do đi đến thắng lợi cuối cùng, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, Người luôn đặt ra yêu cầu phải vận dụng và phát triển nó một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của thực tiễn của CMVN. Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực truyền
bá CNMLN vào trong nước để chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của chính đảng tiên phong ở Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, trên nền tảng lý luận của CNMLN, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa CNMLN với phong trào công nhânvà phong trào yêu nước Việt Nam đã góp phần tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, đề ra chủ trương đường lối chính sách đúng đắn, lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó chính là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào trong điều kiện cụ thể của CMVN. Sau này, tổng kết kinh nghiệp, thắng lợi của CMVN, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, thắng lợi của chúng ta trước hết là nhờ cái vũ khí không có gì có thể thay thế được là CNMLN. “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Đó là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến” [66, tr.603].
Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH. Trước muôn vàn khó khăn thử thách đối với dân tộc nhưng với sự kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của CNMLN vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quyền độc lập, tự do còn non trẻ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền CMVN từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững quyền độc lập, tự do cho dân tộc và tiến lên CNXH. Có thể nói, dù là trong sự nghiệp cách mang dân tộc dân chủ nhân dân hay trong sự nghiệp xây dựng CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải ra sức học tập, nghiên cứu CNMLN để “hiểu rõ chính sách và mục đích của đảng mình” [68, tr.280]. Cho nên theo Người “trong sự tu dưỡng và rèn luyện, phải chú trọng trước hết đến việc đấu tranh theo đúng đường lối chính trị của Đảng, phải dùng chủ nghĩa Mác - Lênin mà nghiên cứu tình hình chính trị và kinh tế hiện thời” [68, tr.293]. Sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện theo lời dạy của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của CNMLN vào công cuộc xây dựng và phát triển quyền độc lập, tự do của dân tộc. Dấu mốc quan trọng đầu tiên là tại Đại hội VII (6/1991), Đảng ta đã khẳng định CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đến Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin” [41, tr.33]. Rõ ràng, việc thực hiện nhất quán sự chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về học tập, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo CNMLN vào điều kiện cụ thể của Việt Nam đã giúp cho Đảng ta không ngừng hoàn thiện tư duy lý luận, nhận thức của Đảng ngày càng nâng cao, đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn vềCNMLN, về con đường đi lên CNXH. Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản của thắng lợi vĩ đại trong 2 cuộc kháng chiến, cũng như những thành tựu to lớn trong hơn 35 năm đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Hiện nay, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc và định hướng XHCN là vấn đề có tính nguyên tắc, đây là yêu cầu chính trị hàng đầu đặt ra đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo CNMLN và đó cũng chính là góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Xây dựng Nhà nước dân chủ mới
Sinh thời, V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng. Giai cấp nào giữ chính quyền? Điều đó quyết định tất cả” [90, tr.268]. Vận dụng và phát triển quan điểm của CNMLN, Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy việc cấp bách phải tiến hành tổ chức thành lập một Nhà nước sau khi giành được chính quyền nhằm làm công cụ giữ vững chính quyền và phát huy quyền dân chủ của người dân. Theo Người, để xây dựng được một nhà nước dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân thì nhà nước đó phải được thượng tôn bằng pháp luật. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó, ngày 6-1-1946, Chính phủ lâm thời đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội; tổ chức soạn thảo và thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam, lập ra Chính phủ chính thức nhằm khẳng định cơ sở pháp lý của Nhà nước do chính nhân dân lập nên. Cùng với đó là việc tẩy trừ những biểu hiện tiêu cực trong bộ máy chính quyền Nhà nước còn non trẻ, đây được xem là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải cải tiến công tác trong các cơ quan chính quyền, tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Phải giáo dục nhân dân biết sử dụng quyền lợi của mình và hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình. Phải đàn áp nghiêm ngặt bọn phản động, ngăn ngừa và trừng trị mọi hoạt động phá hoại” [70, tr.265]. Trên cơ sở đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, thành lập nên các ban,bộ, ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước nhanh chóng đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm kiến thiết đất nước về kinh tế, tài chính, xã hội, văn hóa... để thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong giai đoạn 1954-1975, dưới sự điều hành của Nhà nước, miền Bắc đã tiến hành sự nghiệp xây dựng CNXH và trở thành hậu phương vững chắc cùng với nhân dân miền Nam hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất nước nhà.
Đất nước thống nhất, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa: “phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [77, tr.614], Đảng ta tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách để xây dựng Nhà nước dân chủ thật sự vững mạnh, trong sạch, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích của đất nước và nhân dân.
- Củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức
Củng cố và tăng cường sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là điều kiện rất quan trọng góp phần giành, giữ và bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc.
Một thực tế không thể chối cãi, các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thất bại là do không tập hợp được lực lượng cách mạng tham gia. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo CNMLN vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng chiến lược ĐĐK nhằm tập hợp lực lượng cho CMVN. Trong đó, Người khẳng định “công nông là gốc cách mệnh” [64,
tr.288], bởi lẽ “công nông bị áp bức nặng hơn,… công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết,… công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc” [64, tr.288]. Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thức đúng đắn sứ mệnh lịch sử của giai cấp này và chỉ rõ giai cấp công nhân “… là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xãhội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là CNMLN. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo” [70, tr.256]. Đối với giai cấp nông dân Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định đây là một lực lượng cách mạng đông đảo to lớn, là cái “gốc” của phong trào yêu nước Việt Nam, họ chính là “đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân” và là “quân chủ lực của cách mạng”. Người xác định: “Trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [74, tr.416]. Mặc dù vậy, “Vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu, mà nông