- Chủ nghĩa yêu nước và tinhthần đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyềnđộc lập, tự do của dân tộc.
3.1. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁ TRỊ VÀ NỘI DUNG QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC
3.1. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁ TRỊ VÀ NỘI DUNG QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC DO CỦA DÂN TỘC
3.1.1. Giá trị của quyền độc lập, tự do đối với dân tộc
- Quyền thiêng liêng, tự nhiên và bất khả xâm phạm của dân tộc
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNĐQ ngày càng phát triển và đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Đó là lý do khiến quyền độc lập, tự do - giá trị thiêng liêng của các dân tộc nhỏ và yếu trên thế giới bị mất, người dân phải sống trong cảnh lầm than nô lệ. Tiếp thu những giá trị văn hóa của dân tộc và tin hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc” [67, tr.9]. Quan điểm đó của Hồ Chí Minh có ý khẳng định rằng quyền độc lập, tự do của các dân tộc là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm bởi nó là những lẽ tự nhiên do tạo hóa ban tặng, là quy luật khách quan của xã hội loài người mà tất cả các dân tộc đều phải được hưởng. Không những vậy, công cuộc đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc được đánh đổi bằng xương máu thiêng liêng của các thế hệ người dân của dân tộc. Vì những lẽ đó, mọi sự xâm phạm đến quyền độc lập, tự do của dân tộc đều trái với đạo lý và lẽ phải, đều xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền thiêng liêng của các dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền độc lập, tự do của dân tộc luôn là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm và đã được đề cập đến trong Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV và trong Hịch đánh quân Thanh của Nguyễn Huệ ở thế kỷ XVII.
Với ý chí và khát vọng giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc, trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước của mình, năm 1919, nhân sự kiện Tổng thống Mỹ Uynxơn tuyên bố rộng rãi về quyền dân tộc tự quyết, Hồ Chí Minh đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, trong đó đòi quyền bình đẳng cho người bản xứ, quyền tự do dân chủ
tối thiểu cho dân tộc Việt Nam. Thông qua bản yêu sách, Hồ Chí Minh mong muốn các quốc gia trong khối Đồng minh sẽ cùng đoàn kết đấu tranh và bảo vệ giá trị của độc lập, tự do - quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Mùa xuân năm 1930, Hồ Chí Minh soạn “Chánh cương vắn tắt của Đảng” với chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [65, tr.1], trong đó nội dung xuyên suốt là ĐLDT gắn liền với CNXH. Ngày 28 - 01 - 1941, sau ba mươi năm ra đi tìm đường cứu nước giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh về nước và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) và quyết định đặt nhiệm vụ GPDT giành lại quyền độc
lập, tự do lên trên hết: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” [65, tr.230]. Để thực hiện được nhiệm trọng đại này, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), soạn thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó nhấn mạnh mục tiêu: “Quyết làm cho nước non này, Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền” [65, tr.242]. Năm 1945, Hồ Chí Minh nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi để giành lấy quyền độc lập, tự do của dân tộc, Người cho rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” [49, tr.196]. Sau gần một thế kỷ bị đô hộ dưới ách thống thị của thực dân phát xít, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [66, tr.3]. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dân tộc Việt Nam tiếp tục thực hiện quyết tâm “kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” [66, tr.522]. Quyết tâm đó đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” [66, tr.534].Và với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [77, tr.131], sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH và hội nhập quốc tế, giá trị thiêng liêng và bất khả xâm phạm về quyền độc lập, tự do của dân tộc luôn được nhân dân Việt Nam kiên định đặt lên hàng đầu theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định.
- Là tiền đề mang lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền độc lập, tự do của dân tộc chỉ thật sự có giá trị và ý nghĩa thực sự khi nó mang lại quyền tự do, ấm no và hạnh phúc của mỗi người dân sống trong dân tộc đó. Rằng quyền độc lập, tự do của dân tộc là thước đo cho giá trị làm người của mỗi con người sống trong dân tộc đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [66, tr.175]. Bởi một khi dân tộc mất đi quyền độc lập, tự do, mất hết quyền tự quyết dân tộc thì giá trị sống của con người cũng không bằng con vật. Người viết: “Khiêng lợn, lính cùng đi một lối, Ta thì người dắt, lợn người khiêng; Con người coi rẻ hơn con lợn, Chỉ tại người không có chủ quyền! Trên đời nghìn vạn điều cay đắng, Cay đắng chi bằng mất tự do? Mỗi việc mỗi lời không tự chủ, Để cho người dắt tựa trâu bò!” [65, tr.366]. Muốn chấm dứt kiếp sống trâu ngựa, lợn bò để khẳng định thân phận làm người thì trước hết phải đấu tranh giành lại quyền là độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn duy nhất là: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [66, tr.187]. Và mục tiêu thấm đẫm tính nhân văn ấy chỉ có được khi dân tộc giành lại quyền độc, tự do một cách thật sự, hoàn toàn và triệt để bởi một dân tộc nô
lệ không thể có con người tự do. Mọi người dân chỉ có thể được phát triển tự do, hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đầy đủ khi và chỉ khi xã hội được giải phóng khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột và dân tộc được hưởng quyền độc lập, tự do thật sự. Nắm và hiểu rất rõ giá trị về quyền độc lập, tự do của dân tộc đối với mọi người dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chúng ta hy sinh làm cách mạng là để giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, điều đó cũng có nghĩa là sau khi cách mạng thành công,đất nước giành lại được quyền độc lập, tự do thì cần phải quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bởi theo Người “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [66, tr.64]; “tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì” [66, tr.175]. Theo Hồ Chí Minh, xét cho cùng “Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập” [66, tr.175]. Như vậy, quyền độc lập, tự do của dân tộc chính là vấn đề đầu tiên, là xuất phát điểm góp phần mang lại giá trị sống, giá trị làm người của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Trong Di chúc, trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn rất quan tâm và nhắc nhở Đảng cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và thức hiện thật tốt các kế hoạch phát triển kinh tế để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Ngoài ra, thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng, một khi đất nước mất đi quyền độc lập, tự do thì người dân của đất nước đó sẽ chịu cảnh nô lệ và mất hết quyền làm chủ. Vì vậy, một giá trị đích thực mà quyền độc lập, tự do của dân tộc mang lại nữa chính là phải đảm bảo và phát huy được quyền làm chủ thật sự cho người dân. Xã hội Việt Nam trong chế độ thực dân khi bị thực dân Pháp đô hộ, mọi người dân bị mất hết quyền làm chủ, vì vậy sau khi giành lại được quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đưa nhân dân lao động lên vị thế là chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế. Để hiện thực điều đó, một trong những nhiệm vụ đầu tiên sau cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt” [66, tr.7]. Có như vậy mới đảm bảo cho mọi người dân được quyền làm chủ đất nước của mình. Bởi Người viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [68, tr.232]; “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [69, tr.434], “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ” [71, tr.258]. Những quan điểm này đã được Hồ Chí Minh hiện thực hóa trong việc xây dựng nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân. Tiêu biểu là ngày 6-1-1946, lần đầu tiên tất cả mọi công dân Việt Nam từ 18
tuổi trở lên được thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc bỏ phiếu để tự do lựa chọn những người hiền tài thay mặt mình đứng vào Quốc hội để kiến thiết nước nhà, đó là giá trị thật sự của một dân tộc có đầy đủ quyền độc lập, tự do.
3.1.2. Nội dung quyền độc lập, tự do của dân tộc
- Quyền độc lập, tự do của dân tộc phải thật sự, toàn diện và triệt để
Sinh thời Mác và Ăngghen đã khẳng định: “Bất cứ dân tộc nào cũng không thể có tự do, nếu