CÁCH TIẾP CẬN QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 48 - 53)

- Chủ nghĩa yêu nước và tinhthần đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyềnđộc lập, tự do của dân tộc.

2.3. CÁCH TIẾP CẬN QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Tiếp cận từ lý luận về quyền con người, quyền dân tộc - khát vọng của nhân loại

và luôn nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người. Đó cũng chính là động lực để Người ra đi “tìm đường, mở đường, dẫn đường, thiết kế tương lai” [119] đáp ứng yêu cầu của lịch sử và khát vọng ngàn đời của dân tộc và người dân Việt Nam.

Trong hành trình tìm đường cứu nước của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp cận hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của cách mạng tư sản, Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của nước Pháp. Nghiên cứu và phân tích kỷ lưởng cả hai bản tuyên ngôn này, Người nhận thấy đây chính là sự kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời kỳ Khai sáng thế kỷ XVIII, để đi đến khẳng định một cách đầy đủ và thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về những giá trị nhân văn, dân chủ hướng về con người như tự do, bình đẳng, bác ái trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [66, tr.1]. Ở trong bản tuyên ngôn này, Thomas Jefferson khẳng định các nước thuộc địa phải có quyền là quốc gia tự do và độc lập, phải xóa bỏ những quyền thống trị của chủ nghĩa thực dân, đó cũng là cuộc đấu trinh vì các quyền tự nhiên của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1791 khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [66, tr.1]. Rõ ràng điểm chung lớn nhất từ hai bản tuyên ngôn là đều cho rằng quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, bình đẳng về quyền lợi; là “quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của mỗi con người” [156, tr.125]. Tuy nhiên, những giá trị về quyền con người của hai bản tuyên ngôn nêu trên cũngchỉ mới tập trung vào một bộ phận người, đó là giai cấp tư sản, là những người đàn ông da trắng còn đại bộ phận người dân nô lệ vẫn không được hưởng đầy đủ quyền làm người, vẫn bị áp bức bóc lột. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát về quyền con người được đề cập và khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn độc lập 1776 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1791, Hồ Chí Minh cho rằng: “để xứng đáng với quyền con người và quyền công dân, họ còn phải làm bổn phận của họ là những con người và những công dân nữa, nghĩa là phải tổ chức nhau lại đấu tranh để giành lấy các quyền đó… như giai cấp vô sản cách mạng ngày nay đang làm” [63, tr.355].

Với quan điểm “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc” [67, tr.9]. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó Người đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng nhất của hai bản Tuyên ngôn với thái độ trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Trên cơ sở đó Hồ Chí Minh đã khái quát lên một tầm cao mới với quan điểm “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [66, tr.1]. Điều đó có nghĩa rằng, khác với các bản Tuyên ngôn của nước Mỹ nước Pháp, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, Người đã hòa quyện và gắn kết hai phạm trù về quyền con người và quyền dân tộc trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Quyền

độc lập, tự do của dân tộc là điều kiện để bảo đảm quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của quyền độc lập, tự do của dân tộc. Không thể có con người tự do khi dân tộc bị nô lệ, vì vậy quyền con người cao nhất chính là được sống trong một dân tộc có đầy đủ quyền độc lập và tự do. Đó là sự phát triển hợp logíc và đầy sức thuyết phục của Hồ Chí Minh từ những luận điểm kinh điển đó từ hai cuộc cách mạng tư sản của hai cường quốc lớn là Mỹ và Pháp như một chân lý từ quyền con người - một khát vọng của nhân loại để tiến tới khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc là tựu nhiên, thiêng liêng và là “lẽ phải khôngai có thể chối cãi được”. Người đã khái quát và phát triển những giá trị đó lên thành mục tiêu cho cuộc đấu tranh ở Việt Nam giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc, đây là một sự mở rộng tuyệt đối, mới mẻ và đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh.

Như vậy, việc tiếp cận quyền độc lập, tự do của dân tộc từ lý luận về quyền con người - một khát vọng lớn lao của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh đã thông qua cái quyền tự nhiên, thiêng liêng vốn có của mỗi con người để đi đến khẳng định quyền độc lập, tự do của mỗi dân tộc cũng là lẽ tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Sự tiếp cận này của Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa đối với các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên quy mô toàn thế giới để giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do của dân tộc.

2.3.2. Tiếp cận từ quyết tâm và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc

Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ sức mạnh của “ý chí độc lập và lòng khát khao tự do” [63, tr.98] của dân ta hơn là nhờ quân đông sức mạnh. Trong suốt một nghìn năm bị các thế lực phương Bắc đô hộ, chúng tìm mọi cách để Hán hóa dân tộc Việt Nam. Song với niềm tin và khát vọng sống trong độc lập, tự do đã giúp cho dân tộc Việt Nam luôn bền bỉ đấu tranh và kiên quyết chống lại mọi âm mưu của kẻ thù, góp phần bảo vệ vững chắc nền ĐLDT, chủ quyền quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc. Tiêu biểu là khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43); khởi nghĩa của bà Triệu năm (248); khởi nghĩa của Lý Bí (542-543), khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (713-722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791). Tiếp đó, từ năm 931 đến năm 938, Dương Đình Nghệ đã nổi dậy đánh đuổi quân Nam Hán giành lại quyền tự chủ cho dân tộc. Năm 938, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán của nhân dân ta đã giành thắng lợi to lớn với chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo góp phần mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Thế kỷ thứ X đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài. Mặc dù vậy, kẻ thù phương Bắc vẫn không ngừng ấp ủ âm mưu thôn tính nước ta, nhưng với khát vọng và ý thức dân tộc, nhân dân ta tiếp tục đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù để bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Tiêu biểu như Đinh Bộ Lĩnh dẹp “loạn 12 sứ quân” thành lập nên triều Đinh(968-979); nhà nước Tiền Lê (980-1009) với việc Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981) bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ. Tất cả những sự kiện lịch sử đó đã một lần nữa nói lên sự phát triển mạnh mẽ của tinh thần làm chủ đất nước, của ý thức bảo vệ vững chắc nền ĐLDT và trở thành tiền đề vững chắc đưa đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập và phát triển đất nước dưới các triều đại như: Nhà Lý (1010-1226), nhà Trần (1226-1400), nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Lê (1428-

1789), Tây Sơn (1789-1801), nhà Nguyễn (1802-1945). Đây được coi là giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của dân tộc như chiến thắng quân Bắc Tống, ba lần đánh bại quân Nguyên Mông, chiến thắng quân Minh góp phần bảo vệ vững chắc nền ĐLDT. Ý thức và khát vọng về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã sớm được thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn - được xem như một “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của Việt Nam, đã thể hiện khí phách và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền ĐLDT của dân tộc. Tiếp đến là Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và tinh thần Sát Thát đã chứng minh sự trưởng thành của tinh thần dân tộc “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức”. Tinh thần đoàn kết dân tộc trong đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc một lần nữa được nêu lên trong Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi: “Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào...”. Có thể nói, với Đại cáo Bình Ngô, nhận thức về ĐLDT, về chủ quyền quốc gia,... đã đạt tới trình độ tương đối hệ thống và toàn diện, mang tính khái quát cao.

Đến giữa thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược (1858), khát vọng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục được phát huy khi lớp này nối tiếp lớp kia quyết tâm đứng lên đánh đuổi thực dân giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc. Điều đó có thể khẳng định rằng, dân tộc Việt Nam kể từ khi hình thành một quốc gia độc lập đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc luôn là dòng chảy xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử. Cùng với thời gian, các triều đại phong kiến và nhân dân Việt Nam đã luôn kiên cường, bất khuất, với ý chí và khát vọng đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Khát vọng và quyết tâm đó trongsuốt mấy nghìn năm lịch sử luôn được các thế hệ người Việt Nam tiếp nhận, kế thừa và phát huy trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Chính truyền thống và khát vọng của dân tộc là cơ sở tiếp cận ban đầu để Hồ Chí Minh quyết định ra đi tìm đường cứu nước giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tiểu kết chương 2

Quyền độc lập, tự do của dân tộc là giá trị cao nhất và không thể thiếu được với tất cả các dân tộc. Quyền độc lập, tự do của dân tộc là vấn đề cơ bản và được quan tâm hàng đầu trong đời sống chính trị ở mỗi dân tộc cũng như trên toàn thế giới và đều phải được pháp luật quốc tế thừa nhận.

Là sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc chính là kết quả của sự tìm tòi và khảo nghiệm, nghiên cứu của Hồ Chí Minh về các trào lưu cách mạng, các quan điểm, những tư tưởng tiến bộ về cách mạng GPDT bảo vệ quyền độc lập, tự do của Việt Nam và thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là một sản phẩm lịch sử cụ thể, được hình thành trên cơ sở của các nhân tố khách quan và chủ quan, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dân tộc và thế giới. Với tư duy độc lập, tự chủ, thông minh sáng tạo, giàu lòng yêu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp cận những giá trị của lý luận về quyền con người - khát vọng của nhân loại; từ quyết tâm và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Đó là kết quả của việc Hồ Chí Minh đã tiếp

thu, bổ sung, vận dụng và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa giá trị về quyền độc lập, tự do của văn hóa Đông - Tây; đặc biệt là những giá trị của CNMLN. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên các quan điểm, tư tưởng riêng của mình về quyền độc lập, tự do của dân tộc mang tính cách mạng và khoa học.

Chương 3

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 48 - 53)