Quyềnđộc lập, tự do của dântộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 29 - 32)

Đối với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới, quyền độc lập, tự do của dân tộc là quyền cơ bản nhất, là “quyền không thể thiếu được đối với dân tộc. Pháp luật quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tồn tại và phát triển của một dân tộc không bị lệ thuộc, bị áp bức hoặc bị đô hộ bởi một thế lực bên ngoài, quyền sống trong độc lập, tự do, bình đẳng, tự mình quyết định chế độ chính trị của mình,… quyền được bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc” [16, tr.650]. Quyền độc lập, tự do của dân tộc được thể hiện ở hai phương diện đó là: quyền đối nội và đối ngoại. Về quyền đối nội, các dân tộc có quyền độc lập, tự do trong việc quyết định các vấn đề về chínhtrị, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên,... mà không có sự can thiệp từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác. Về quyền đối ngoại, các dân tộc có quyền tham gia với tư cách bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự do để quyết định các vấn đề đối ngoại của mình. Để cụ thể hóa các nguyên tắc này, Liên hợp quốc đã ban hành một loạt các văn kiện quốc tế như: “Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa” năm 1960. Điều 6 của Tuyên bố này đã khẳng định, bất kỳ hoạt động nào nhằm phá vỡ toàn bộ hay một phần sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đều trái với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; cùng với đó “Tuyên bố về tính không thể chấp nhận của việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và về việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của các nước” năm 1969, và “Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc” năm 1970, đã quy định những nguyên tắc ứng xử của các quốc gia trong quan hệ quốc tế trên tinh thần tôn trọng quyền độc lập của mỗi quốc gia bao gồm: “a) Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý; b) Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ; c) Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác; d) Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;…” [152, tr.42].

Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, dù bất kỳ giai đoạn nào, thời kỳ nào đi chăng nữa thì quyền độc lập, tự do tự do của dân tộc vẫn luôn là quyên cơ bản, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, điều đó đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Tổ quốc

Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” [57, tr.14-15].

Từ những luận giải ở trên, tác giả đưa ra khái niệm: Quyền độc lập, tự do của dân tộc là quyền thiêng liêng, cơ bản nhất và không thể thiếu được với các quốc gia dân tộc và được pháp luật quốc tế ghi nhận quyền tồn tại, phát triển không bị lệ thuộc, bị áp bức hoặc bị đô hộ hay chi phối bởi các thế lực bên ngoài; là sự thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước; có quyền sống trong độc lập, tự do, bình đẳng và tự mình quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của dântộc mình như thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước.

2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc

Trên cơ sở kế thừa và tiếp nối ý thức về cương vực, về chủ quyền quốc gia của dân tộc; tiếp thu những giá trị tinh hoa về quyền độc lập, tự do của nhân loại. Với khát vọng của một người dân mất nước, mong muốn giành lại được quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã miệt mài học tập, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn để tìm con đường cứu nước cứu dân, nhà nghiên cứu Lê Mậu Hãn đã viết: “Khát vọng dân tộc nóng bỏng đó của Hồ Chí Minh đã thúc đẩy Người đến với chủ nghĩa cộng sản, đứng về phía Đệ tam Quốc tế, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp” [54, tr.348]. Chính khát vọng đó đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và xây dựng nên một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản của CMVN với nội dung trọng tâm là độc lập, tự do cho dân tộc.

Quyền độc lập, tự do của dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là phải được thể hiện trên tất cả các mặt như phải “thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, phải có “quốc hội riêng”, “chính phủ riêng”, “quân đội riêng”, “ngoại giao riêng”, “kinh tế và tài chính riêng”, có “bản sắc văn hóa riêng” có nghĩa là sau khi giành lại được sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giành lại được độc lập rồi thì đất nước sẽ được quyền tự do quyết định vận mệnh của mình, ngược lại đó cũng là những tiền đề góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc quyền độc lập của dân tộc. Trong tất cả các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh được ghi lại trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập (15 tập - 2011), Người đã có 2150 lần nhắc đến khái niệm “độc lập”; có 1537 lần nhắc đến khái niệm “tự do”; có 52 lần nhắc đến khái niệm “quyền độc lập”; có 179 lần nhắn đền khái niệm “quyền tự do”. Còn khái niệm “độc lập dân tộc” được Người sử dụng 216 lần; khái niệm “độc lập tự do” được Người sử dụng 38 lần. Trong thực tế, tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm đó với nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu trung lại đều đề cập đến quyền lợi và lợi ích của dân tôc. Vì một khi đã gắn kết quyền độc lập và quyền tự do của dân tộc lại với nhau thì chúng sẽ trở thành một khái niệm thống nhất là quyền độc lập, tự do của dân tộc.Bàn về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc,đã có không ít các tác giả đề cập đến nhưng đều khẳng là quyền thiêng liêng, bấtkhả xâm phạm của dân tộc, đồng thời cho rằng đó là nội dung cốt lõi xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng và cả cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh; là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa giá trị truyền thống của dân tộc, là kết quả của sự kết tinh giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, mà đỉnh cao là CNMLN; cùng với một nhãn quan, trí tuệ uyên thâm, cách mạng, khoa học và phát triển của chính bản thân Hồ Chí Minh.

Thông qua việc tổng hợp, nghiên cứu những khái niệm liên quan, đồng thời kế thừa và phát triển những thành tựu của các công trình nghiên cứu về khoa học chính trị, về Hồ Chí Minh học liên quan đã công bố, tác giả luận án đưa ra khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về những quyền cơ bản liên quan đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc được thể hiện trên các nội dung: Quyền độc lập, tự do của dân tộc là quyền tối cao, thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia dân tộc; được độc lập thật sự, toàn diện và triệt để trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quân sự, ngoại giao; được thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ các quốc gia bên ngoài; quyền được độc lập, tự do trong quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc và luật pháp quốc tế.

2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DOCỦA DÂN TỘC CỦA DÂN TỘC

2.2.1. Cơ sở lý luận

2.2.1.1. Truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc trong đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc

Hồ Chí Minh sinh ra tại “làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” [131, tr.19] - Vùng đất mang những nét chung tiêu biểu của đất nước dân tộc. Nơi đây có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ruộng đất khô cằn quanh năm làm cho cuộc sống của người dân ở đây luôn trong cảnh nghèo khổ, vất vả, lam lũ. Tuy nghèo khó nhưng vùng quê xứ Nghệ vốn là vùng đất văn vật chốn thi thư, người dân có truyền thống hiếu học với nhiều người đỗ đạt. “Từ năm 1635 đến năm 1918, qua 98 khoa thi hương và thi hội, làng Kim Liên đã có 53 người đỗ đạt” [131, tr.21]. Đặcbiệt, đây là vùng quê có truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của quê hương đất nước với rất nhiều chí sĩ yêu nước như Vương Thúc Mậu, Phan Đình Phùng, Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu… “Quê hương Nguyễn Sinh Cung còn có biết bao tên tuổi được ghi vào sử sách, để lại tấm gương mà người đời sau kính phục” [131, tr.23]; “Lịch sử còn gi lại ở nơi đây nhiều trang về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, quê hương. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc, Nghệ An, Hà Tĩnh là cơ sở vững chắc cho những cuộc kháng chiến chống thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược” [51, tr.24]. Nghệ An cũng là vùng quê tập trung rất nhiều di tích lịch sử về cứu nước, điều đó cũng góp phần giúp giúp Hồ Chí Minh sớm nung nấu lòng yêu nước và chí hướng chống giặc ngoại xâm. Được sống và hòa mình vào trong những làn điệu dân ca, những câu hát phường vải, ví dặm ca ngợi quê hương dất nước, ca ngợi tinh thần và khát vọng đôc lập, tự do của dân tộc… đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí của Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu từng viết: “Tắm gội trong dòng sông văn hóa đó, Bác Hồ, với trí thông minh tuyệt vời, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở sớm ngay từ nhỏ đã thu vào mình những tinh hoa xứ sở, những trăn trở khổ đau, những ưu tư dào dạt, những mơ ước khát khao, những căm uất giận hờn,

những quyết tâm sắt đá của bao kiếp sống…” [47, tr.23].

Những truyền thống văn hóa của vùng quê xứ Nghệ đã góp phần tạo nên một nên tảng vững chắc để Hồ Chí Minh tiếp biến những giá trị văn hóa tư tưởng truyền thống của dân tộc:

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 29 - 32)