Quyền tự do của dântộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 28 - 29)

Trước hết cần hiểu thế nào là quyền tự do? Có thể thấy rằng khái niệm “tự do” đã được lịch sử xã hội loài người bàn đến từ rất sớm, đặc biệt là các học giả, các nhà tư tưởng phương Tây, nhưng chủ yếu là bàn về quyền tự do của con người. Theo nhà triết học John Locke cho rằng: “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào” [7, tr.12]. Ông cho rằng tự do chính là quyền, là khả năng của con người được biểu hiện bởi sự làm chủ trong suy nghĩ, hành động của mình mà không bị trói buộc, kìm hãm, không ngăn cấm, cản trở hay ràng buộc nào. Đến thời kỳ khai sáng Pháp, F.Voltaire cho rằng tự do là quyền tự nhiên quan trọng nhất. Ch.S.Montesquieu quan niệm tự do có nghĩa là được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép. Còn J.J.Rousseau cho rằng: “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép.” [108, tr.99]. Từ đó có thể thấy rằng, “tự do là một quyền tự nhiên, là không gian vốn có của mỗi con người, và do đó, Nhà nước dân chủ là kết quả của sự nhượng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ để nhà nước có vốn liếng điều hành xã hội” [7, tr.22]. Còn Ph.Ăngghen cho rằng: “Tự do là sự nhận thức được cái tất yếu... Tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử” [104, tr.136-164]. Khái niệm “tự do” tiếp tục được triết học Mác - Lênin phát triển lên một tầm cao mới và cho rằng: “tự do là sự nhận thức được cái tất yếu… tự do là sản phẩm phát triển của lịch sử, tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” [139]. Đặc biệt, công trình Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành khẳng định: Tự do là “phạm trù triết học dùng để chỉ khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; Chỉ trạng thái của một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động xã hội - chính trị; Chỉ trạng thái không bị cấm đoán, hạn chế vô lí trong hoạt động cụ thể nào đó; Chỉ trạng thái không bị lực lượng ngoại xâm chiếm đóng[149, tr.1330].

Từ khái niệm về quyền tự do của con người, về sau Hồ Chí Minh đã nâng lên một tầm cao mới thành quyền tự do của dân tộc “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [66, tr.1]. Do đó, khi bàn đến quyền tự do của dân tộc chính là nói đến việc các dân tộc có quyền được tự do quyết định vận mệnh và lựa chọn con đường phát triển của mình - đó chính là quyền tự quyết dân tộc. Đây là vấn đề then chốt đã được

và văn hóa, năm 1966 đề cập đến. Theo đó, Điều 1 của Công ước ghi rõ: quyền tự quyết dân tộc là: “quyền tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa” [111, tr.74]. Sách Chủ nghĩa cộng sản khoa học từ điển đã định nghĩa quyền dân tộc tự quyết là: “quyền của các dân tộc trong việc quyết định vận mệnh của mình phù hợp với ý chí và nguyện vọng được biểu hiện tự do. Đó là quyền tự do sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình, tự do thực hiện sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa” [109, tr.285]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của trung tâm ngôn ngữ và văn hóa: “Quyền của dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình, có thể thành lập một nước độc lập hay một nước trong liên bang gồm nhiều nước bình đẳng với nhau” [164, tr.1384].

Tóm lại, quyền tự do của dân tộc là khái niệm dùng để chỉ khả năng tự biểu hiện ý chí, tự chủ, tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình về thể chế chính trị và tự do lựa chọn con đường phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa; là trạng thái đất nước không bị cấm đoán, bị hạn chế các hoạt động trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng các quy định của pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w