KẾT TINH VÀ PHÁTTRIỂN CÁC GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VỀ QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 84 - 95)

- Học tập, tiếp thu những thành tựu khoa họ c kỹ thuật tiên tiến của thế giớ

4.1. KẾT TINH VÀ PHÁTTRIỂN CÁC GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VỀ QUYỀNĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC

4.1. KẾT TINH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰDO CỦA DÂN TỘC DO CỦA DÂN TỘC

4.1.1. Kết tinh và phát triển những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

4.1.1.1. Kết tinh những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh với khí phách quật cường chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Lịch sử ấy đã tạo lập cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa riêng, đặc sắc và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước là động lực lớn, là biểu hiện cho khát vọng độc lập, tự do của dân tộc và luôn được xếp hàng đầu trong hệ các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Không chỉ riêng Hồ Chí Minh, mà trong lịch sử của dân tộc, tư tưởng về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã được nhiều lần đúc kết, vang lên mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng bởi truyền thống yêu nước nòng nàn. Đấu tranh cho quyền độc lập, tự do của dân tộc là tư tưởng hàng đầu, nó đã tạo dựng nên những trang sử vàng với các chiến công hiển hách của các thế hệ cha ông khi giành chiến thắng trước các thế lực kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo để bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Tư tưởng về quyền độc lập, tự do, tôn trọng chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam đã được Lý Thường Kiệt khắc họa với câu nói đanh thép trước kẻ thù trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà rằng: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời”; và được Nguyễn Trãi tổng kết trong Bình ngô đại cáo rằng: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Có thể thấy, tư tưởng đấu tranh để giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do của dân tộc đã được khắc sâu vào trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam và trở thành niềm tự hào, cũng như động lực thôi thúc mỗi người dân Việt Nam phải sống sao choxứng đáng với Tổ quốc, tiếp tục kế thừa những giá trị của truyền thống quý báu của dân tộc.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, từng bước biến nước ta trở thành thuộc địa của chúng, cả dân tộc mất đi quyền độc lập, tự do. Chứng kiến cảnh nhân dân ta bị kẻ thù bóc lột tàn bạo tới tận xương tủy, với mong muốn giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ như phong trào Cần Vương đấu tranh với hệ tư tưởng phong kiến; phong trào dân chủ tư sản của Phan Bội Châu “dựa vào Nhật”, hay của Phan Châu Trinh khi “ỷ Pháp cầu tiến”; của Hoàng Hoa Thám với hệ tư tưởng “thủ hiểm”, Nguyễn Thái Học với tư tưởng “không thành công thì cũng thành nhân”… và rồi tất cả đều có chung một kết cục là thất bại và bị dìm trong biển máu. Trong đêm đen đó, Hồ Chí Minh xuất hiện, Người sinh ra và lớn lên trong

85

một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ngay từ thuở niên thiếu, qua những lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, được học tập với những thầy giáo có tư tưởng yêu nước, được lắng nghe sự trăn trở của các bậc sĩ phu có tư tưởng chống giặc ngoại xâm giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do cho dân tộc đã sớm giúp Hồ Chí Minh tiếp cận và hấp thụ được vốn văn hóa truyền thống của dân tộc - chủ nghĩa yêu nước - tư tưởng chống giặc ngoại xâm. Thêm vào đó là việc được tận mắt chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha ông vì khát vọng độc lập, tự do đã khiến Hồ Chí Minh vô cùng tự hào về truyền thống của dân tộc. Bằng lòng yêu nước nòng nàn cùng với sự thông minh, tinh thần ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Hồ Chí Minh đã có sự phân tích, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hồ Chí Minh thấy được những ưu và nhược điểm của các hệ tư tưởng đương thời, từ đó định hình cho mình một hướng đi mới, tìm ra con một con đường, tìm ra một hệ tư tưởng mới đủ sức dẫn dắt, soi đường chỉ lối cho CMVN đi đến thắng lợi cuối cùng giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc. Kế thừa truyền thống và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc với một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước mới. Người đến với CNMLN và rồi trên nền tảng của CNMLN, cùng với các giá trị lý luận tiên tiến về quyền độc lập, tự do của nhân loại đã giúp Người xây dựng nên một hệ tư tưởng mới về quyền độc lập, tự do của dân tộc có tính chất cách mạng và khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và khát vọng của dân tộc. Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về quyền độc lập, tự do của dân tộc nói riêng có cội nguồn sâu xa từ sự kết tinh của những giá trị truyền thống trong chống giặc ngoại xâm giành, giữ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà tại nghị quyết 24C/18.65 của UNESCO (tổ chức văn hóa và giáo dục thế giới) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng GPDT, nhà văn hóa kiệt xuất có đoạn viết: “Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau” [116].

4.1.1.2. Bổ sung và phát triển những giá trị lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

- Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do đã đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc diễn ra rất sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại bởi cùng chung một lý do là không có một con đường đúng, không có một hệ tư tưởng đủ sức soi đường chỉ lối. Và rồi sau gần mười năm ra đi bôn ba tìm đường đứu nước, Hồ Chí Minh đã đến với CNMLN, kể từ đây Người tìm ra được hệ tư tưởng lý luận chắc chắn nhất, cách mạng nhất và khoa học nhất đủ sức soi đường cho sự

86

đấu tranh vì quyền độc lập, tự do của dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên cơ sở nghiên cứu kỷ lưỡng CNMLN, Hồ Chí Minh khẳng định muốn đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc thì không thể đi theo các con đường cũ và hệ tư tưởng cũ mà các vị tiền bối đã từng đi nhưng đều thất bại. Thay vào đó, Người cho rằng cần phải đi theo con đường CMVS, con đường đã mang lạithắng lợi cho Cách mạng Tháng Mười Nga, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên ĐLDT gắn liền với CNXH. Kế thừa các giá trị tư tưởng văn hóa của truyền thống dân tộc, đặc biệt là được tiếp nhận ánh sáng của CNMLN, đã giúp Hồ Chí Minh xây nên một hệ thống lý luận về quyền độc lập, tự do của dân tộc một cách toàn diện về các vấn đề liên quan đến CMVN trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Người tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ra đời lấy CNMLN làm nền tảng tư tưởng và đặt nhiệm vụ GPDT lên trên hết đã nhanh chóng quy tụ, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân cùng đứng lên đấu tranh giành và bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã minh chứng cho sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, bao gồm những nội dung cơ bản như: CMVN phải đi theo con đường CMVS; lực lượng cách mạng là toàn dân tộc “dân tộc cách mệnh” bởi “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [72, tr.453]; có mối quan hệ biện chứng với cách mạng chính quốc nhưng không phụ thuộc vào cách mạng “chính quốc”, mà nó có khả năng giành thắng lợi trước bằng sức mạnh và khả năng, trí tuệ của toàn dân tộc; phát huy tinh thần tự lực tự cường, tự lực cánh sinh; cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…

Với những nội dung có tính chất cách mạng và triệt để được Hồ Chí Minh trình bày một cách có hệ thống, lô gíc đã góp phần khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc so với các hệ tư tưởng đương thời. Nó là kết quả của sự kế thừa những giá trị văn hóa tư tưởng truyền thống, là sản phẩm của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào điều kiện cụ thể của dân tộc. Vì lẽ đó, sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc đã nhanh chóng trở trành hệ thống lý luận tiên phong và chắc chắn giúp Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập và tự do. Đồng thời với thắng lợi này, CMVN đã chấm dứt được cuộc khủng hoảng về tư tưởng, đường lối cứu nước giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; đặtnền móng lý luận mới để Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quyền

độc lập, tự do của dân tộc trong những giai đoạn tiếp theo.

- Thư hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do là cơ sở, nền tảng lý luận và kim chỉ nam để Đảng và Hồ Chí Minh xây dựng đường lối đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền độc lập, tự do cho dân tộc

Tiếp nhận và vận dụng sáng tạo CNMLN phù hợp với điều kiện cụ thể của CMVN, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về quyền độc lập, tự do của dân tộc với lý luận và phương pháp cách mạng đúng đắn. Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra

87

đời với sự kết hợp của CNMLN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã đánh dấu sự phát triển cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam với đội tiên phong là giai cấp công nhân đã đứng ra lãnh đạo chèo lái con thuyền CMVN trong cuộc đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc. Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc, Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [65, tr.1] và xác định nhiệm vụ hàng đầu của CMVN là “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” [65, tr.1]. Có thể nói so với phong trào đấu tranh giành quyền độc lập, tự do của dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì đây là sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với CMVN. Bởi ngoài việc có một tổ chức Đảng ra đời để tập hợp, vận động và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh, thì tổ chức Đảng đó còn có một hệ thống lý luận vững chắc làm nền tảng, cơ sở để đề ra được những chủ trương, đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc. Chính vai trò dẫn sắt, soi đường chỉ lối của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam dù mới ra đời nhưng đã xây dựng được một Cương lĩnh GPDT phù hợp với thực tiễn của CMVN, luôn đặt vấn đề giành lại quyền độc lập, tự do của dân tộc lên trên hết và trước hết, không bị tác động hay ảnh hưởng bởi những quan điểm tả khuynh đang tồn tại lúc này trong nội bộ Quốc tế cộng sản.

Trong suốt chặng đường tiếp theo của sự nghiệp cách mạng GPDT, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc vẫn luôn là cơ sở, nền tảng để Đảng xây dựng chủ trương, đường lối và phương pháp cách mạng dẫn dắt CMVN, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tại Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương (5/1941), Đảng ta xác định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [32, tr.113]. Rõ ràng quan điểm này của Trung ương Đảng là sự hiện thực hóa chủ trương và nhiệm vụ của CMVN dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc được nêu ra trong Chính cương vắn tắt. Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã xác định rất rõ lợi ích của dân tộc phải được đặt lên trên lợi ích của một bộ phận giai cấp, lợi ích của bộ phận giai cấp phải phục tùng lợi ích của quốc gia dân tộc. Đây chính là sự chuyển hướng chiến lược mang tính bước ngoặt của Đảng và Hồ Chí Minh trong lãnh đạo đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, nhờ đó CMVN có đủ sức mạnh để làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc sau gần một trăm năm chìm đắm trong bể đời nô lệ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc tiếp tục là cơ sở, nền tảng để Đảng ta lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc. Nhằm hiện thực hóa lời thề của dân tộc trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam

88

quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [66, tr.3], Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị “Toàn dân khánh chiến” (12/12/1946) trong đó tiếp tục khẳng định mục đích của CMVN tiếp tục “đánh phản động thực dân Pháp, giành thống nhất và độc lập” [33, tr.150]. Tiếp đó, tại Đại hội toàn quốc lần thứ II (02/1951), Đảng xác định mục tiêu “hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội” [34, tr.40]. Với quyếttâm “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [66, tr.534] được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đảng đã lãnh đạo CMVN giành thắng lợi to lớn của trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH.

Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc với giá trị nền tảng, cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng tiếp tục được khẳng định. Tại Đai hội lần thứ 3 (tháng 9/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà” [74, tr.674]. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Hồ Hồ Chí Minh, Đảng xác định rõ nhiệm vụ của CMVN trong giai đoạn này có hai nhiệm vụ: “Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc. (Trang 84 - 95)