4. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập qua Phiếu khảo sát. Qua trao đổi với một số lãnh đạo đơn vị và phân tích định tính, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả xây dựng nội dung Phiếu khảo sát theo các biến đo lường để thu thập những thông tin cần thiết minh chứng cho vấn đề cần nghiên cứu. Phiếu khảo sát được in và gửi trực tiếp đến các cá nhân đang làm việc tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội
Mục tiêu điều tra: Đánh giá đãi ngộ nhân lực tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. Đối tượng điều tra: Cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Quy mô mẫu điều tra: Để đảm bảo tính khách quan học viên sử dụng công thức Slovin (1984) để tiến hành xác định quy mô mẫu:
n= N
(1 + N * e2 ) Trong đó: n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể (tổng số cán bộ công nhân đang làm việc tại Công ty là 138 người).
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e =0,05 Ta có: n = 138 / ( 1 + 138 * 0,052) =102,6 (người).
Do quy mô mẫu là 102,6 người nên tôi thực hiện điều tra 103 người LĐ. Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 02 phần:
Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thời gian làmviệc...
Phần 2: Đánh giá của người được điều tra về hoạt động tạo động lực cho người LĐ tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội
- Tổng số phiếu phát ra: 103 phiếu
- Tổng số phiếu thu về: 103 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 103 phiếu/103 phiếu.