Đánh giá tạo động lực làmviệc cho người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần GP9 hà nội (Trang 25 - 26)

4. Kết cấu của đề tài

1.2.5. Đánh giá tạo động lực làmviệc cho người lao động

Mục đích: Giúp phát hiện những sai lệch trong quá trình tạo động lực làm việc cho người lao động từ đó có những điều chỉnh kịp thời, đồng thời đánh giá tạo động lực giúp nhà quản trị rút ra những bài học kinh nghiệm trong tương lai.

Nội dung: Đánh giá tạo động lực làm việc cho người lao động bao gồm đánh giá chương trình tạo động lực và đánh giá kết quả tạo động lực.

1.2.5.1. Đánh giá chương trình tạo động lực

Để đánh giá chương trình tạo động lực trong doanh nghiệp, cần phải đánh giá: - Nội dung chương trình tạo động lực: Đánh giá về sự đầy đủ các nội dung chương trình tạo động lực, đảm bảo đúng mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp; Phải tốt và phù hợp với người lao động và tình hình thực tế trong tổ chức, doanh nghiệp; Phù hợp với ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp.

-Việc triển khai chương trình tạo động lực: Những chương trình tạo động lực đã được xây dựng theo nội dung chuẩn, được ban lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp phê duyệt đã được triển khai, áp dụng tại tổ chức, doanh nghiệp hay chưa? Có đúng nội dung và hướng dẫn áp dụng hay không? Quá trình triển khai đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc như thế nào, để đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

- Chu kỳ đánh giá: Tạo động lực cho người lao động liên quan đến toàn bộ quá trình làm việc của người lao động, do vậy mà việc đánh giá chương trình tạo động lực phải được tiến hành thường xuyên có thể theo tháng, quý hoặc năm…, xuyên suốt quá trình từ khi xây dựng chương trình tạo động lực đến đánh giá mức độ thỏa mãn của người lao động.

1.2.5.2. Đánh giá kết quả tạo động lực

Đánh giá kết quả tạo động lực thông qua các tiêu chí: năng suất lao động, sự hài lòng của người lao động đối với công việc, tỉ lệ nghỉ việc, vắng mặt…

- Năng suất lao động: Từ kết quả của việc thực hiện các chương trình tạo động lực, xác định về năng suất lao động của người lao động có được cải thiện hay không? Hiệu quả thực hiện công việc có đảm bảo hay không?

- Tỷ lệ vắng mặt, nghỉ việc: Xác định mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Các nhân viên có mức độ thỏa mãn công việc ít có thể nghỉ việc và tỷ lệ vắng mặt cao.

- Tuân thủ kỷ luật lao động: Bất kể một tổ chức, doanh nghiệp nào đều có những nội quy, quy định riêng, nếu người lao động làm việc tốt thì được động viên, khen thưởng, ngược lại nếu người lao động vi phạm nội quy, quy định sẽ bị kỷ luật. Nếu sau

chương trình tạo động lực, việc tuân thủ kỷ luật của người lao động tốt hơn thì có nghĩa là chương trình tạo động lực là có hiệu quả.

- Mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc: Thực chất của việc đánh giá mức độ hài lòng của người lao động xuất phát từ đánh giá các biện pháp tạo động lực, qua đó xác định sau khi thực hiện chương trình tạo động lực người lao động có cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về công việc và môi trường làm việc hay không? mức độ hài lòng ra sao?

Biểu hiện thông qua các yếu tố: tinh thần làm việc của người lao động, sức khỏe; Tỷ lệ thăng chức, luân chuyển công việc, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã đạt kết quả ra sao? Sự sáng tạo trong công việc của người lao động… Bên cạnh đó, trang thiết bị làm việc của người lao động được đổi mới có phù hợp với trình độ, kỹ năng sử dụng của người lao động. Sự tập trung, hứng thú làm việc, hỗ trợ làm việc giữa các nhân viên, bộ phận, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp được cải thiện.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần GP9 hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)