Tố chất lãnh đạo của người cán bộ quản lý cấp trung

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung đến sự gắn kết công việc của cấp dưới trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng (Trang 39 - 45)

Có một số người được sinh ra là những người lãnh đạo, trong khi những người khác sinh ra không có kỹ năng lãnh đạo cần thiết, những người được sinh ra làm lãnh

đạo thường sở hữu những đặc điểm nhất định. Những đặc tính cá nhân này có thểảnh hưởng đến sự thành công của người lãnh đạo.

Nghiên cứu về các đặc điểm, phẩm chất cá nhân nhà lãnh đạo khá phong phú và nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều trường phái lý thuyết trên thế giới. Lý thuyết lãnh đạo hiện đại bịảnh hưởng bởi công trình của Bennis (1976), người đã nhận ra tầm quan trọng của lãnh đạo trong sự thành công của các tổ chức và xác định sáu đặc tính lãnh đạo mà ông cho là cần thiết cho sự thành công: tính toàn vẹn, sự cống hiến, hào phóng, khiêm nhường, cởi mở và sáng tạo.

Peterson và Seligman (2004) đã tổng kết một cách rõ ràng và phù hợp hơn khi áp dụng nghiên cứu tố chất của nhà lãnh đạo trong quản trị và kinh doanh. Peterson và Seligman (2004) đã nghiên cứu và chỉ ra 24 đặc điểm nổi bật trong tính cách cá nhân và nhóm chúng thành 6 nhóm tố chất giúp mỗi cá nhân, nhà lãnh đạo thành công, thỏa mãn với công việc. Các đặc điểm này bao gồm: Sáng tạo; Sự tò mò; Ý thức cởi mở; Yêu thích học tập; Khả năng bao quát; Lòng dũng cảm; Sự kiên trì; Tính toàn vẹn (tính xác thực, trung thực); Sức sống; Tình cảm/Yêu quý; Lòng nhân ái; Trí tuệ xúc cảm; Quyền công dân [trách nhiệm xã hội, lòng trung thành, tinh thần đồng đội]; Công bằng; Khả

năng lãnh đạo; Tha thứ và thương xót; Khiêm tốn; Sự khôn ngoan/ thận trọng; Khả

năng tựđiều chỉnh; Đánh giá cao vẻđẹp và sự xuất sắc; Lòng biết ơn; Hi vọng/lạc quan; Hài hước; Tâm linh. Các tố chất này đã được Noel Balliett Thun (2009) và Lương Thu Hà (2015) sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm tố chất lãnh đạo và hiệu quả

lãnh đạo trong nghiên cứu của mình.

Một điểm bổ sung hữu ích trong việc phân tích đặc điểm tố chất, trong một nghiên cứu vềđạo đức tổ chức, Cameron, Bright và Cam (2004) đã quan sát thấy rằng lòng tốt, sự sáng tạo, hoặc kiên trì được coi là điểm mạnh và khá phổ biến, trong khi những điểm mạnh như lòng dũng cảm và sự tha thứ là những điểm mạnh theo ngữ cảnh hơn, và chỉ có thểđược chứng minh là kết quả của một sự cố, tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể nào đó. Một số nghiên cứu định lượng cũng xem xét sự kết hợp của đạo đức và tác động của chúng như sự hưng thịnh, sức khỏe, hạnh phúc và lạc quan, hạnh phúc, khả năng phục hồi và sức chịu đựng (Berman, 2007; Diener, Lucas, & Oishi, 2002; Peterson và cộng sự, 2007).

Có thể thấy, có nhiều nghiên cứu khác nhau vềđặc điểm/tố chất của người lãnh

đạo. Trong nghiên cứu này, tác giảđã lựa chọn cách tiếp cận và phân loại của Peterson và Seligman (2004) làm cơ sở cho cách tiếp cận vềđiểm/tố chất lãnh đạo của người cán bộ quản lý cấp trung; đồng thời thông qua nghiên cứu định tính phát triển các đặc điểm/ tố chất lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - quốc phòng

ở Việt Nam. Các đặc điểm/ tố chất được nghiên cứu rút ra bao gồm 5 tố chất/đặc điểm,

đó là: Sự hiểu biết, lòng can đảm - khả năng chịu đựng gian khó, sự quyết đoán, sự công bằng và sự tuân thủ chấp hành.

(1) Sự hiểu biết

Sự hiểu biết được đánh giá thông qua tư duy sáng tạo, sự ham hiểu biết, sẵn sàng tiếp thu cái mới, xem xét các quan điểm khác với quan điểm của bản thân, ham học hỏi và không ngừng học hỏi. Người cán bộ, chỉ huy tốt là người không bao giờ thấy kiến thức của mình là đầy đủ, luôn thể hiện một khát vọng học tập, ham muốn học tập. Đồng thời một cán bộ chỉ huy có hiểu biết sâu rộng cũng thể hiện khả năng đánh giá, bao quát tình hình, bao quát công việc nhưng cũng không bỏ qua các chi tiết quan trọng. Bên cạnh đó, sự hiểu biết còn thể hiện ở khả năng dự báo và phán đoán trước được các tình huống, linh hoạt trong xử lý các tình huống và trong việc đưa ra ý tưởng giải quyết công việc nhanh, hiệu quả. Sự hiểu biết thể hiện ngay trong những hành vi trong công việc hàng ngày (Judge, Bono, Erez, Thoresen, 2002) cũng như trong cách thức mà họ đối mặt với những thay đổi trong tổ chức. Sự hiểu biết của cán bộ chỉ huy còn thể hiện ở

khả năng quán xuyến công việc, năng lực tổ chức hành động, tổ chức thực hiện được công việc; có khả năng và luôn giải đáp cho người khác một cách đầy đủ và rõ ràng những vướng mắc về chuyên môn. Điều này đòi hỏi bản thân cán bộ cấp trung cũng phải hiểu rõ công việc và có khả năng tổ chức triển khai công việc một cách khoa học.

Trong quân đội, người cán bộ chỉ huy không chỉ có kiến thức quân sự, bởi lẽ

trong những tình huống cần thiết thì phải sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu. Tuy nhiên với doanh nghiệp vừa làm nhiệm vụ kinh tế vừa làm nhiệm vụ quốc phòng, thì ngoài những phẩm chất quyết đoán, dũng cảm, can trường dám đối đầu với khó khăn ngoài hiểu biết về kiến thức quân sự, người cán bộ chỉ huy còn phải có hiểu biết về kinh tế. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người cán bộ chỉ huy còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới; ra sức học tập nâng cao trình độ

chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh,

điều lệ. Điều này giúp cho cán bộ chỉ huy có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thểđể phát triển bản thân và quản lý điều hành công việc, lĩnh vực mình phụ trách.

(2) Lòng can đảm

Lòng can đảm thể hiện sự dũng cảm sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thách thức, nguy hiểm; kiên trì theo đuổi, hoàn thành mọi việc cho dù có nhiều khó khăn, trở ngại. Can đảm không có nghĩa là không sợ hãi, can đảm là dám làm điều mà người đó sợ phải làm. Đó là khả năng để lại sau lưng mình những gì quen thuộc, và tiến vào một vùng đất mới. Can đảm là làm việc đúng đắn, là sự trung thực, chính trực - điều tạo nên niềm tin

giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới. Lòng can đảm còn được thể hiện bởi sự sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thách thức, nguy hiểm; sự không quản ngại, chùn bước trước các khó khăn, gian khổ, thiếu thốn và sự sẵn sàng chấp nhận, chịu được áp lực và có khả năng vượt qua

được áp lực về công việc. Thước đo cơ bản đểđánh giá một người không phải ở những lúc họ sống trong sung sướng và tiện nghi, mà là những lúc họ chống chọi với những khó khăn thử thách.

Sự can đảm của nhà lãnh đạo khích lệ sự tận tâm của cấp dưới. Bởi lẽ can đảm mang tính lan truyền. Khi một người dũng cảm đứng lên, những người khác cũng trở

nên cứng rắng hơn. Sự can đảm khích lệ những người khác nhưng sự khích lệ của người lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng và khiến mọi người muốn đi theo anh ta. Có thể nói lãnh

đạo là sự biểu hiện lòng can đảm để thôi thúc người khác làm việc đúng.

Dũng cảm, can đảm, dám đương đầu với khó khăn, gian khổ thì đấy là đặc trưng của quân đội, là phẩm chất của người lính. Doanh nghiệp quân đội thường được giao những nhiệm vụ trong những tình huống khó khăn. Những công việc nhiều gian nan, phải chịu đựng hi sinh gian khổ thì thường hay được giao cho quân đội thực hiện. Sẵn sàng chịu đựng gian khổ hi sinh, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, không so sánh thiệt hơn là phẩm chất của cán bộ chỉ huy, của người lính. Trong chiến tranh, người lính không cắt nghĩa gì nhiều, không có sự lựa chọn nhiều, chiến đấu vì sự sống còn của Tổ

quốc, hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn trong công việc trong thời bình cũng vậy, cán bộ chỉ huy phải sẵn sàng đi vào nơi gian khó, phải đương đầu với thách thức, nguy hiểm, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Điều này đòi hỏi người cán bộ chỉ huy phải có lòng can đảm, phải biết dũng cảm chịu đựng và có tinh thần trách nhiệm cao, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ

thù nào cũng đánh thắng2.

(3) Sự quyết đoán

Sự quyết đoán thể hiện sự chủ động quyết định mọi công việc; là khả năng ra quyết định một phương án hành động trước một tình huống có nhiều ý kiến khác nhau cũng như sự không chần chừ trước các tình huống, các cơ hội để nhanh chóng đưa ra

quyết định của mình. Sự quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều nhà lãnh đạo tin tưởng nhưng không bỏ qua quyền lợi của người khác.

Nhìn chung, phẩm chất của người cán bộ, lãnh đạo là phải quyết đoán. Những người thiếu tính cách quyết đoán, khi gặp phải chuyện quan trọng, thường hay tỏ ra chần chừ do dự, không đưa ra được quyết định dứt khoát, sau khi đưa ra quyết định, lại không chấp hành, không linh hoạt nắm bắt thời cơ, không biết ứng phó mau lẹ, để

tuột mất cơ hội ra khỏi tầm tay. Trong quân đội, yếu tố quyết đoán càng cần thiết hơn

đối với người cán bộ, chỉ huy. Trong chiến đấu, yếu tố quyết đoán đã thể hiện rõ ràng; nhiều khi phải chấp nhận hi sinh và nhiều khi cũng phải chấp nhận thất bại. Trong kinh tế, kinh doanh, nhiều cơ hội sẽ không nắm bắt được nếu không quyết

đoán. Nhiều tình huống cần phải ra quyết định ngay, có những tình huống thuộc về

thời cơ, không nhanh nhạy kịp thời ra quyết định có khi để vuột mất cơ hội. Trong trong đàm phán có thể người cán bộ chỉ huy phải tính toán phương án này, phương án kia, nhưng một cán bộ chỉ huy cần phải có tố chất để ra quyết định, phải “linh cảm” được công việc bằng tất cả những năng lực của mình, bằng kinh nghiệm của mình. Đó là tố chất riêng của người cán bộ chỉ huy. Bởi vậy, để người lãnh đạo ra quyết định đúng đắn thì bản thân người lãnh đạo đó phải có sự hiểu biết, có kiến thức rộng rãi, kinh nghiệm phong phú và phải có bản lĩnh.

(4) Sự công bằng

Công bằng là sự công tâm, công bằng trong cách nhìn nhận và đánh giá về người khác, không để những định kiến ảnh hưởng đến việc ra quyết định, trao cho mọi những cơ

hội công bằng để thể hiện và chứng tỏ mình. Cũng theo hai tác giả này, sự công tâm còn thể hiện ở tinh thần tập thể, hợp tác tốt với người khác, quan tâm đến tập thể hơn là cá nhân mình, hiểu rõ và thực hiện tốt chức trách của mình với tư cách là thành viên trong tổ chức; biết tập hợp, động viên … các thành viên nhóm cùng hoàn thành công việc. Công bằng còn thể hiện ở sựđộ lượng vị tha, chấp nhận thiếu sót, lỗi lầm của nhân viên và sẵn sàng trao cho họ cơ hội khác để hoàn thiện. Cán bộ, chỉ huy phải vị tha, giàu lòng tha thứ chứ không cố chấp về những sai lầm thiếu sót của cấp dưới. Đoàn kết chặt chẽ trên dưới một lòng; hết lòng giúp đỡ nhau trong công việc; thực hiện toàn quân một ý chí.

Công bằng, công tâm là rất cần thiết để đạt được sự ổn định trong tổ chức, tạo

động lực và khuyến khích tinh thần làm việc của cấp dưới. Tuy nhiên, sự công bằng không đồng nghĩa với tư tưởng bình quân. Nếu sựđánh giá, nhìn nhận, phân công công việc, đánh giá và khuyến khích theo nguyên tắc công bằng cơ học mà không căn cứ và năng lực, nỗ lực và đóng góp của mỗi cá nhân thì sự công bằng đó không có thực chất và không có tác động tích cực đến kết quả công việc cũng như sự hài lòng của cấp dưới.

Người chỉ huy quản lý, điều khiển cấp dưới cần rành mạch, phân minh; khi giao việc cũng như khi đánh giá công việc.

(5) Tuân thủ chấp hành

Tuân thủ chấp hành thể hiện ở việc người cán bộ, chỉ huy chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định, chếđộ của Đảng, quân đội và đơn vị; tuân thủ, chấp hành phân công nhiệm vụ của cấp trên; luôn đúng giờ giấc, đúng tác phong trong quân đội. Người lãnh đạo có tính tuân thủ chấp hành còn là người đi đầu trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ và các quy định, là người để cho mọi người noi theo; gương mẫu chấp hành và vận

động mọi người thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, cương quyết một lòng trung thành với sự

nghiệp cách mạng.

Nói đến kỷ luật quân đội là nói đến sự tuân thủ có tính bắt buộc đối với mọi quy

định của tổ chức quân đội, là sự phục tùng vô điều kiện quân lệnh được ban ra trong mọi tình huống. Rèn quân chính là rèn tính tuân thủđó để mỗi quân nhân một nếp quen, một ý thức chấp hành trong mọi hoạt động của mình. Vì vậy, sự tuân thủ, tính bắt buộc được coi như một yêu cầu trong kỷ luật quân đội. Kỷ luật trong quân đội là sự tuân thủ, song

đối với quân đội Việt Nam, yêu cầu tuân thủ, chấp hành mệnh lệnh đó không mâu thuẫn với việc thực thi dân chủ trong quân đội. Trong tư tưởng chỉ đạo xây dựng quân đội, Bác Hồ và Đảng luôn nhấn mạnh mối quan hệ trên - quan hệ giữa chấp hành, giữ nghiêm kỷ luật với thực hành dân chủ trong mọi sinh hoạt, hoạt động của quân đội. Xử lý không tốt quan hệ biện chứng này sẽ không tạo ra và không phát huy được sức mạnh của các

đơn vị quân đội. Khi nói kỷ luật trong quân đội người ta nghĩđến quan hệđặc biệt trong tổ chức quân đội, đó là quan hệ giữa người chỉ huy và người phục tùng sự chỉ huy. Phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy là một nguyên tắc lớn, “bất di bất dịch”, tạo nên kỷ luật sắt trong quân đội; “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”3. Song, như là một

đặc trưng và trở thành một truyền thống quý báu, hiếm có trong quân đội ta, nguyên tắc

đó gắn chặt với một tình cảm đặc biệt: Tình đồng đội, đồng chí. Rất hiếm có một quân

đội nào có được đặc trưng này như một truyền thống, một giá trị văn hóa quân sự Như

vậy có thể thấy đặc điểm/ tố chất lãnh đạo cán bộ quản lý, chỉ huy là những tính cách cá nhân đặc thù cần thiết tạo điều kiện cho một cá nhân có thể lôi cuốn, gây

ảnh hưởng, … khiến người khác nghe và làm theo. Các phẩm chất, đặc điểm lãnh

đạo được coi là đặc tính tạo nên năng lực lãnh đạo cũng như sự thành công của người quản lý.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung đến sự gắn kết công việc của cấp dưới trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng (Trang 39 - 45)