Phân tích mối quan hệ giữa tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung đến sự gắn kết công việc của cấp dưới trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng (Trang 104 - 109)

các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng Việt Nam

4.3.1. Phân tích mi quan h gia t cht và phong cách lãnh đạo cán b qun lý cp trung đến s gn kết công vic ca cp dưới lý cp trung đến s gn kết công vic ca cp dưới

Sau khi thực hiện phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cho kết quả: các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc, do vậy đủđiều kiện

đưa vào phân tích hồi quy ở bước tiếp theo (chi tiết trong Phụ lục 4). Việc phân tích hồi nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc - sự gắn kết công việc của cấp dưới.

Bảng 4.9: Phân tích hồi quy lần 1

Model Unstandardized Coefficients Standardized coefficients p VIF

B Std. Error Beta (Constant) -1.087 0.166 0.000 HB 0.243 0.021 0.263 0.000 1.206 CD 0.061 0.022 0.059 0.006 1.109 QD 0.068 0.018 0.079 0.000 1.026 CB 0.185 0.020 0.215 0.000 1.268 CH 0.038 0.024 0.033 0.126 1.125 PCHV 0.042 0.018 0.051 0.020 1.161 TCH 0.160 0.021 0.173 0.000 1.216 TT 0.059 0.017 0.074 0.000 1.039 QT 0.240 0.020 0.262 0.000 1.160 KT 0.113 0.020 0.117 0.000 1.077 PH 0.071 0.017 0.084 0.000 1.053 TD 0.024 0.014 0.035 0.086 1.033

R bình phương chưa chuẩn hóa: 0.521; R bình phương đã chuẩn hóa: 0.516 P(Anova): 0.000; Durbin - Watson: 1.980

Kết quả phân tích hồi quy lần 1 cho thấy chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa sự tuân thủ chấp hành, lãnh đạo tự do của CBQLCT với sự gắn kết công việc của cấp dưới (p>0.05). Tiến hành loại bỏ 2 nhân tố này ra khỏi mô hình và chạy phân tích hồi quy lần 2.

Bảng 4.10: Phân tích hồi quy lần 2

Model Unstandardized Coefficients Standardized coefficients p VIF

B Std. Error Beta (Constant) -0.940 0.153 0.000 HB 0.249 0.020 0.269 0.000 1.187 CD 0.066 0.022 0.065 0.002 1.087 QD 0.067 0.018 0.077 0.000 1.025 CB 0.188 0.020 0.218 0.000 1.262 PCHV 0.043 0.018 0.053 0.015 1.159 TCH 0.161 0.021 0.174 0.000 1.216 TT 0.061 0.017 0.075 0.000 1.036 QT 0.242 0.020 0.265 0.000 1.156 KT 0.115 0.020 0.120 0.000 1.069 PH 0.072 0.017 0.085 0.000 1.045

R bình phương chưa chuẩn hóa: 0.518 R bình phương đã chuẩn hóa: 0.514 P(Anova): 0.000

Durbin - Watson: 1.972

Nguồn: Kết quả xử lý phân tích dữ liệu khảo sát điều tra

Thực hiện kiểm tra các giảđịnh về tự tương quan, phương sai của sai số không

đổi, phân phối chuẩn của phần dư, kiểm tra đa cộng đều đảm bảo yêu cầu.

H s R bình phương:

Hệ số R bình phương giúp đo lường mức độ phù hợp của mô hình với ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của biến phụ thuộc. Ởđây hệ số R bình phương đã hiệu chỉnh ở kết quả phân tích hồi quy lần 2 bằng 0.514 đạt yêu cầu. Như vậy các biến độc lập giải thích được 51.4% (>50%) sự biến thiên của biến phụ

Phương trình hồi quy có dạng: Y = b + a1 X1+ a2X2+ a3 X3 + a4X4 + a5X5 + a6 X6+ a7X7+ a8 X8 + a9X9 + a10X10 Trong đó: -Y: GKCV (Sự gắn kết công việc của cấp dưới) -X1 : HB (Sự hiểu biết của CBQLCT) -X2 : CD (Lòng can đảm của CBQLCT) -X3 : QD ( Tính quyết đoán của CBQLCT) -X4 : CB (Sựđối xử công bằng của CBQLCT) -X5 : PCHV (Ảnh hưởng lý tưởng/ Sự hấp dẫn của CBQLCT) -X6 : TCH (Khả năng truyền cảm hứng của CBQLCT đến cấp dưới) -X7 : TT (Kích thích trí tuệ của CBQLCT)

-X8 : QT (Sự quan tâm đến cấp dưới của CBQLCT)

-X9 : KT (Sự khen thưởng đúng, kịp thời CBQLCT)

-X10 : PH (Phát hiện và xử lý kịp thời vấn đề cho cấp dưới của CBQLCT) Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y = 0.249 X1 + 0.066 X2 + 0.067 X3 + 0.188 X4 + 0.043 X5 + 0.161 X6 + 0.061 X7 + 0.242 X8 + 0.115 X9 + 0.072 X10 - 0.940

Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa:

Y = 0.269 X1 + 0.065 X2 + 0.077 X3 + 0.218 X4 + 0.053 X5 + 0.174 X6 + 0.075 X7 + 0.265 X8+ 0.120 X9 + 0.085 X10

Kết quả phân tích độ phù hợp của dữ liệu cho thấy pANOVA= 0.000<0.05. Như vậy dữ liệu của mô hình phù hợp với phân tích hồi quy.

Thông qua mô hình hồi quy ta thấy:

Sự hiểu biết của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng mạnh nhất đến Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0.269. Điều này có ý nghĩa là: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi (Sự quan tâm, Sự công bằng, Truyền cảm hứng, Khen thưởng, Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp, Kích thích trí tuệ,

Ảnh hưởng lý tưởng, Tính quyết đoán và Lòng can đảm của cán bộ quản lý cấp trung không đổi), nếu sự hiểu biết của cán bộ quản lý cấp trung tăng lên 1 đơn vị thì Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền tăng lên 0,269.

Ảnh hưởng mạnh thứ hai đến Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền là Sự

quan tâm của cán bộ quản lý cấp trung (β = 0.265). Điều này có ý nghĩa là: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi (Sự hiểu biết, Sự công bằng, Truyền cảm hứng, Khen thưởng, Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp, Kích thích trí tuệ, Ảnh hưởng lý tưởng, Tính quyết đoán và Lòng can đảm của cán bộ quản lý cấp trung không đổi), nếu sự quan tâm của cán bộ quản lý cấp trung tăng lên 1 đơn vị thì Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền tăng lên 0,265.

Sự công bằng của cán bộ quản lý cấp trunglà yếu tốảnh hưởng mạnh thứ ba

đến Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền (β = 0.218). Điều này có ý nghĩa là: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi (Sự hiểu biết, Sự quan tâm, Truyền cảm hứng, Khen thưởng, Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp, Kích thích trí tuệ, Ảnh hưởng lý tưởng, Tính quyết đoán và Lòng can đảm của cán bộ quản lý cấp trung không đổi), nếu sự công bằng của cán bộ quản lý cấp trung tăng lên 1 đơn vị thì Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền tăng lên 0,218.

Ảnh hưởng mạnh thứ tư đến Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền là Sự

truyền cảm hứng của cán bộ quản lý cấp trung (β = 0.174). Điều này có ý nghĩa là: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi (Sự hiểu biết, Sự quan tâm, Sự công bằng, Khen thưởng, Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp, Kích thích trí tuệ, Ảnh hưởng lý tưởng, Tính quyết đoán và Lòng can đảm của cán bộ quản lý cấp trung không đổi), nếu sự

truyền cảm hứng của cán bộ quản lý cấp trung tăng lên 1 đơn vị thì Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền tăng lên 0.174.

Khen thưởng của cán bộ quản lý cấp trung là yếu tốảnh hưởng mạnh thứ năm

đến Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền (β = 0.12). Điều này có ý nghĩa là: trong trường hợp các yếu tố khác không đổi (Sự hiểu biết, Sự quan tâm, Sự công bằng, Truyền cảm hứng, Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp, Kích thích trí tuệ, Ảnh hưởng lý tưởng, Tính quyết đoán và Lòng can đảm của cán bộ quản lý cấp trung không đổi), nếu Khen thưởng của cán bộ quản lý cấp trung tăng lên 1 đơn vị thì Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền tăng lên 0,12.

Các nhân tố: Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp, Tính quyết đoán, Kích thích trí tuệ, Lòng can đảm, Ảnh hưởng lý tưởng của cán bộ cấp trung đều có ảnh hưởng tích cực

đến Sự gắn kết công việc của cấp dưới quyền với hệ số Beta đã chuẩn hóa lần lượt là PH (β = 0.085); QD (β = 0.077); TT (0,075); CD (β = 0.065); PCHV (β = 0.053); và

Như vậy, các giả thuyết H1.1, H1.2, H1.3, H1.4, H2.1, H2.1, H2.3, H2.4, H2.5, H2.6được chấp nhận tại mức ý nghĩa 5%. Chi tiết trong Bảng 4.11 dưới đây :

Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kết quả

H1.1 “Sự hiểu biết” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng tích

cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới”. Được ủng hộ

H1.2 “Lòng can đảm” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng

tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H1.3 “Tính Quyết đoán” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng

tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H1.4 “Sự công bằng” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng tích

cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H1.5 “Tuân thủ chấp hành” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới”

Không được

ủng hộ

H2.1 “Ảnh hưởng lý tưởng”/ Sự hấp dẫn của cán bộ quản lý cấp trung

có ảnh hưởng tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H2.2 “Truyền cảm hứng” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng

tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H2.3 “Sự kích thích trí tuệ của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng

tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H2.4 “Sự quan tâm” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng tích

cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H2.5 “Khen thưởng” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng tích

cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới” Được ủng hộ

H2.6

“Phát hiện và xử lý vấn đề cho cấp dưới” của cán bộ quản lý cấp trung có ảnh hưởng tích cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới”

Được ủng hộ

H2.7 Phong cách “Lãnh đạo tự do” của cán bộ cấp trung có ảnh hưởng tiêu cực đến “Sự gắn kết công việc của cấp dưới”

Không được

ủng hộ

4.3.2. Phân tích s khác bit v t cht và phong cách lãnh đạo cán b qun lý cp trung và s gn kết công vic ca cp dưới theo đặc đim ca người qun lý

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung đến sự gắn kết công việc của cấp dưới trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng (Trang 104 - 109)