Ngay từ những ngày đầu thành lập, quân đội ta đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu. Những người lính đầu tiên của quân đội vừa thể hiện xuất sắc tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vừa sản xuất hăng say, vừa chiến
đấu giỏi, đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ năm 1954 và tạo ra những cơ
sở vật chất đầu tiên cho hoạt động của “đội quân sản xuất” sau này.
Cùng với việc gia tăng sản xuất, quân đội ta đã hình thành hàng trăm binh công xưởng, xưởng quân giới để sản xuất vũ khí, phục vụ quân và dân ta chiến đấu trên các mặt trận. Ngành Quân giới đã “tự lực cánh sinh”, tập trung cải tiến, sửa chữa, sản xuất hàng triệu tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh nhân dân và tác chiến trên các chiến trường. Một số xí nghiệp Quốc phòng vừa sản xuất vũ khí trang thiết bị cho lực lượng vũ trang, vừa sản xuất công cụ lao động, sản phẩm dân dụng, phục vụđời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân5. Từ năm 1956, Bộ Quốc phòng đã chuyển nhiều đơn vị thường trực chiến đấu, với hơn 8 vạn cán bộ, chiến sĩ sang tham gia khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước. Đây được coi như sự kiện mởđầu cho việc quân đội tham gia lao động sản xuất và xây dựng kinh tế với quy mô lớn, có tổ chức một cách hệ thống và chặt chẽ (Trần Trung Tín, 2017).
Trong số 8 vạn quân chuyển sang làm kinh tế năm 1956, một sốđược cử về công tác ở các cơ quan chính quyền và đơn vị kinh tế, số còn lại tổ chức thành các tiểu đoàn, trung đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng tham gia xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng ở Tây Bắc, các khu công nghiệp Thái Nguyên - Việt Trì, công trình thủy lợi Bắc - Hưng - Hải… Một bộ phận chuyển sang xây dựng nông trường quân
đội trên các vùng chiến lược quan trọng ở Tây Bắc, miền Tây Thanh Nghệ Tĩnh, vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định thành những biểu tượng của công cuộc chinh phục thiên nhiên, của tinh thần vượt khó đi lên trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc. Tính đến cuối những năm 50, đã hình thành được 29 nông trường quân đội, tiếp nhận hơn 3 vạn quân, tạo điều kiện để thực hiện điều chỉnh lực lượng quân đội sau chiến tranh, tạo thế bố trí chiến lược mới trên các địa bàn quan trọng (Trần Trung Tín, 2017).
Toàn quân đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất, tự bảo đảm cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ bộđội chiến đấu. Trong điều kiện khó khăn, ác liệt, trên dọc tuyến đường Trường Sơn, Bộ Quốc phòng đã thành lập 8 trung đoàn làm nhiệm vụ tăng gia sản xuất, trực tiếp cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Năm 1973, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Bộ Quốc phòng thành lập một Đoàn kinh tếở Bắc Kon Tum, với lực lượng một trung đoàn để giữ vững vùng giải phóng và tăng gia sản xuất; đây là tiền đề quan trọng để thành lập Binh đoàn 15, Binh
đoàn 16 sau này. Sự lớn mạnh của lực lượng làm kinh tế quân đội không chỉ góp phần tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn trong lúc đất nước còn đang khó khăn mà còn tạo
điều kiện để thực hiện việc điều chỉnh lực lượng quân đội trong giai đoạn mới, tạo cơ
sởđể bố trí lại thế chiến lược trên các địa bàn quan trọng của Tổ quốc. Nhờ vậy, cùng với những chiến thắng to lớn trên mặt trận chính trị quân sự, bộ đội kinh tế đã kiên cường bám trụ, bám địa bàn, chủđộng sáng tạo trong công việc, góp phần đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm, những nhu yếu phẩm thiết yếu khác, giúp cho quân đội giữ
vững quyền chủđộng, tiến công trên chiến trường, cùng toàn Đảng, toàn dân dựng nên cuộc Chiến tranh nhân dân để công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được hoàn thành một cách trọn vẹn. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội đã chuyển 28 vạn cán bộ, chiến sĩ sang xây dựng kinh tế, hình thành thêm nhiều nông, lâm trường. Cùng với các nông trường hình thành ở Tây Nguyên năm 1974, quân đội đã có hệ thống nông, lâm trường, khu kinh tếở biên giới phía Bắc, Miền Tây Khu 4, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, cán bộ, chiến sĩở nhiều nông trường được chuyển sang đơn vị chiến đấu, chỉ còn một sốđơn vị trên Tây Nguyên trồng cây công nghiệp kết hợp với nhiệm vụ tham gia vào những ngành kinh tế quan trọng, các công trình trọng điểm của đất nước gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Các lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội thời kỳ này được bố trí ở nhiều
địa bàn với nhiệm vụ khác nhau, có lực lượng bố trí ở Tây Nguyên, Nam Bộđể sản xuất lương thực, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển các đoàn kinh tế - quốc phòng; có lực lượng tham gia xây dựng, khôi phục đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường giao thông huyết mạch, xây dựng đường Đông Trường Sơn, các sân bay bến cảng, đường
ống và các công trình công nghiệp, dân dụng, xây dựng công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại; có lực lượng đánh cá, kết hợp với bảo vệ vùng biển, đảo. Năm 1979, khi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam nổ ra, các đơn vị
kinh tếở biên giới là những lực lượng đầu tiên chặn địch. Nhiều đơn vị trở lại đội hình chiến đấu. Từ năm 1985 một số doanh nghiệp quân đội đã tham gia sản xuất. Quân đội tham gia lao động sản xuất, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo địa bàn chiến lược, tập trung vào
nhiệm vụ triển khai xây dựng và phát triển các Khu kinh tế - quốc phòng, giúp dân xóa
đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp quân đội tổ chức sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, duy trì năng lực sản xuất quốc phòng; sẵn sàng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đồng thời tận dụng các nguồn lực sẵn có, tạo ra sản phẩm, dịch vụ góp phần xây dựng củng cố tiềm lực quốc phòng,
đảm bảo an sinh xã hội cải thiện nâng cao đời sống bộđội6.