Thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung đến sự gắn kết công việc của cấp dưới trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng (Trang 68 - 91)

phòng trong nhng năm qua

Doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng, một bộ phận cấu thành của doanh nghiệp nhà nước trong quân đội, được tổ chức và hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành, nhưng có những đặc điểm riêng mang nét đặc thù do tính chất hoạt động và mục tiêu, nhiệm vụđược giao khi thành lập.

Doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng khi thành lập được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, nên cũng có đầy đủđịa vị pháp lý như những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nền kinh tế. Các trình tự về thành lập, quản lý, tổ chức, giải thể, phá sản đối với doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng được thực theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng có thể tiếp cận ở các góc cạnh khác nhau:

Xem xét ở góc độ vốn doanh nghiệp, có loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và loại hình doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước, loại hình doanh nghiệp nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Theo quy mô, tổ chức doanh nghiệp có các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Công ty hoạt động độc lập.

Theo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng có loại hình doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị, vật tư kỹ thuật quân sự; doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chiến lược; doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ lưỡng dụng.

Theo loại hình ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ trung tâm có doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề: Cơ khí - Hóa chất - Vật liệu nổ; Cơ khí - Chế tạo; Sản xuất sửa chữa thiết bịđiện tử, viễn thông, cơđiện, quang điện; Sản xuất sửa chữa trang bị quân sự; Sửa chữa máy bay; Đóng và sửa chữa tàu thuyền; Xây dựng, tư vấn thiết kế

xây dựng; Khai thác khoáng sản; Thương mại dịch vụ; Dịch vụ vận tải cảng biển; Nông,

Lâm nghiệp; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, Bay dịch vụ, In báo, đo vẽ bản đồ; Dệt may, da giầy; Nuôi trồng thủy sản.

Về số lượng doanh nghiệp quân đội, đang tồn tại và hoạt động có 83 doanh nghiệp

độc lập thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước nắm giữ

100% vốn. Có 17 công ty cổ phần độc lập được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 07 công ty nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên, 10 công ty nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Tại các công ty cổ phần nhà nước, Người đại diện vốn nhà nước phải thường xuyên theo kỳ hạn nộp báo cáo tài chính về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) theo quy định.

Trong tổng số 83 doanh nghiệp độc lập thuộc loại hình công ty TNHH MTV thực hiện báo cáo qua hệ thống tài chính Bộ Quốc phòng có: 26 doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con (gồm: 01 Tập đoàn; 19 Tổng công ty và 06 Công ty); 57 doanh nghiệp hoạt động độc lập.

Trong số 83 doanh nghiệp độc lập, có: 46 doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ

khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật; 06 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp (đứng chân trên địa bàn chiến lược và làm nhiệm vụ C); 17 doanh nghiệp xây lắp khai thác khoáng sản; 11 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, đa ngành nghề; 01 doanh nghiệp dịch vụ viễn thông (Viettel); 01 doanh nghiệp dịch vụ cảng biển (TCT Tân cảng Sài Gòn); 01 doanh nghiệp dịch vụ bay (TCT trực thăng Việt Nam).

Trong số 17 công ty cổ phần, có 05 doanh nghiệp sản xuất hàng quân trang; 06 doanh nghiệp hoạt động xây lắp; 03 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại tổng hợp; 02 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực điện tử, tin học; 01 doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị dược, y tế.

Trong những năm qua, các doanh’nghiệp kinh tế - quốc phòng đã không ngừng

đổi mới, nỗ lực vươn lên, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; vừa tham gia phát triển kinh tếđất nước, vừa gắn kết chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong giải quyết các vấn đề khó khăn về quốc phòng, an ninh và kinh tế xã hội trên các

địa bàn chiến lược, nơi biên giới, hải đảo, vùng biển đặc quyền kinh tế của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với thực hiện tốt chức năng của một “đội quân chiến đấu, đội quân công tác”, Quân đội ta luôn tích cực, chủđộng thực hiện chức năng của “đội quân lao động sản xuất” bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, phù hợp,

thu được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình thực hiện đã quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; chấp hành nghiêm các chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng; lấy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh; kết hợp chặt chẽ hoạt

động sản xuất kinh doanh với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; coi trọng bảo vệ

tài nguyên, môi trường, thực hiện phát triển bền vững và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp quân đội đã phát huy được nội lực, khai thác mọi tiềm năng, đưa hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh ngày càng đi vào chiều sâu.

Theo Đề án “Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong tình hình mới” của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, phát triển hệ thống doanh nghiệp, tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, then chốt mà Nhà nước, quân đội cần nắm giữđặc biệt là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh gắn trực tiếp với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chiến lược để góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng đã tận dụng năng lực, phát huy thế mạnh tham gia vào các dự án quan trọng của

đất nước trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng: Giao thông (đường bộ, cảng biển,

đường sắt, cảng hàng không); nông nghiệp và nông thôn (các công trình thủy lợi, đê,

đập, hồ chứa); năng lượng (hệ thống kho tàng, lưu giữ, bảo quản xăng dầu, chất đốt); thông tin liên lạc (hệ thống các bưu cục, mạng thông tin..); đặc biệt ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo và các công trình hạ tầng phục vụ cho quốc phòng, an ninh. Một số doanh nghiệp đã tiên phong trong các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, viễn thông, cảng biển, bay dịch vụ,… góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn thu từ sản xuất kinh doanh đã được đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện

đại cung cấp cho Quân đội. Sự hình thành các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam,… đã góp phần tạo ra thế trận là lực lượng quân sự, quốc phòng trên các địa bàn chiến lược. Cùng với đó, doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng đã có những đóng góp lớn để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất và phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý cấp trung đến sự gắn kết công việc của cấp dưới trong các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng (Trang 68 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)